(Vietkiemhiep) - Không ai rõ lý do hòn đảo Por-Bajin bí ẩn, trông giống như một pháo đài cổ, bị bỏ hoang trong một hồ nước ở vùng Siberia, gần biên giới Mông Cổ. Khoảng 1 thế kỷ trước, hòn đảo hình chữ nhật Por-Bajin nằm trong một hồ nước sâu nhất ở Siberia, được các nhà nghiên cứu phát hiện. Thoạt nhìn, hòn đảo bí ẩn này trông như một pháo đài hoặc nhà tù với nhiều phần cấu trúc đã bị mục nát. Liệu đây có phải là xứ La Sát (nước Nga ngày nay) mà Vi Tiểu Bảo (trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung) từng tới và "tòn ten" với công chúa nước này?
“Pháo đài” được xây dựng 1.300 năm trước đây và rộng 3,5 ha. Các nhà sử học và khoa học vẫn tranh cãi về mục đích sử dụng của pháo đài này. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Por-Bajin được xây dựng để làm cung điện mùa hè, tu viện hay một đài quan sát thiên văn.
Hòn đảo Por-Bajin nằm trong một hồ nước ở Siberia. Ảnh: The Siberian Times
Mô hình 3D của hòn đảo trước khi nó bị tàn phá. Ảnh: Por-Bajin Cultural Foundation
Hòn đảo cách Moscow - Nga khoảng 3.800 km, giáp biên giới Mông Cổ. Ảnh: The Siberian Times
Vật liệu xây dựng, kiến trúc gợi nhớ đến các công trình của người Trung Quốc. Ảnh: The Siberian Times
Por-Bajin, trong ngôn ngữ Tuvan có nghĩa là “ngôi nhà đất sét”. Hòn đảo nằm giữa dãy núi Sayan và Altai, cách thủ đô Moscow – Nga khoảng 3.800 km, giáp biên giới Mông Cổ.
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu về hòn đảo được tiến hành vào năm 2007. Các nhà khảo cổ phát hiện ra các bàn chân người bằng đất sét, các bức vẽ đã bị mờ trên tường bằng thạch cao, những cánh cửa khổng lồ và những mảnh gỗ bị cháy xém.
Người ta nghi ngờ mục đích biến hòn đảo thành một pháo đài vì nơi này khá biệt lập, xa khu dân cư và các tuyến đường thương mại.
Những năm 1950 và 1960, các nhà khảo cổ học khai quật tàn tích này nhưng không phát hiện được mục đích sử dụng. Ảnh: The Siberian Times
Thoạt nhìn, hòn đảo trông như một pháo đài hoặc nhà tù với nhiều phần cấu trúc đã bị mục nát. Ảnh: Por-Bajin Cultural Foundation
Một số nhà nghiên cứu tin rằng Por-Bajin được xây dựng để làm cung điện mùa hè, tu viện hay một đài quan sát thiên văn. Ảnh: Por-Bajin Cultural Foundation
Por-Bajin nối với vùng đất khác bằng 1 lối đi nhỏ. Ảnh: The Siberian Times
Por-Bajin (ngôi nhà đất sét) được cho là do người Duy Ngô Nhĩ xây dựng. Ảnh: Por-Bajin Cultural Foundation
Một vài hiện vật khai quật được tại hòn đảo, trong đó có viên ngói (ảnh dưới) gợi nhớ đến công trình kiến trúc của người Trung Quốc. Ảnh: Por-Bajin Cultural Foundation
Mặc dù đã trải qua 1.300 năm nhưng nhiều bức tường vẫn còn nguyên vẹn với khoảng sân bên trong được chia thành hai phần, lối đi lát gạch và 36 cột gỗ trên nền đá. Hòn đảo cũng không có hệ thống sưởi ấm dù được xây tại khu vực có thời tiết khắc nghiệt như Siberia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Hoàng tử Albert của Monaco đã đến thăm hòn đảo vào năm 2007. Ông chia sẻ cảm tưởng về chuyến thăm: “Tôi đã đến nhiều nơi, thấy nhiều điều, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến bất cứ thứ gì tương tự như hòn đảo này”.
Chuyên gia Irina Arzhantseva của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đang nghiên cứu tàn tích trên đảo. Ảnh: The Siberian Times, Por-Bajin Cultural Foundation
(Theo Daily Mail)
-------------------
Văn học kiếm hiệp
- Kim Dung - cây bút kiếm hiệp xứng danh "vĩ đại"
- Nhà văn Kim Dung trả lời phỏng vấn của sinh viên Ðại Học Bắc Kinh năm 1994
- Kim Dung và nỗi đau đáu về người con trai tự tử
- Bí mật về nàng Tiểu Long Nữ ngoài đời của Kim Dung
- Vì sao Tiểu Long Nữ đẹp như tiên?
- Nếu theo tên gọi thì Độc Cô Cầu Bại sẽ chiến thắng
- Vương Trùng Dương lập giáo
- Cổ Long - nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp
- Trung Quốc lịch đại niên biểu
- Lược sử tiểu thuyết kiếm hiệp
- Thời biểu (mốc thời gian) trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
- Nữ ma đầu trong phim kiếp hiệp Kim Dung
- Những giai thoại về tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
- Ý nghĩa tên một số nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
- Thành Cát Tư Hãn (Thiết Mộc Chân) và đế quốc Mông Cổ
- Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
- Thảo nguyên trên đất nước Mông Cổ
- Tiểu luận về văn học kiếm hiệp Việt Nam
- Kiếm hiệp Việt: Cầu nhiều nhưng thiếu cung
- Viết về lịch sử bằng văn học... kiếm hiệp
0 nhận xét: