Theo tôi thì về môn Đàn chỉ thần thông của Hoàng Dược Sư còn có Quách Tĩnh và Hoàng Dung học được. Về Quách Tĩnh thì nằm trong đoạn đưa Dương Quá lên Chung Nam sơn học võ đã dùng Đàn Chỉ Thần Thông búng rơi thanh kiếm của một đạo sĩ Toàn Chân giáo. Còn Hoàng Dung là đoạn tỉ thí tìm minh chủ võ lâm với thầy trò Kim Luân pháp vương, nàng đã dùng đạn chỉ thần thông búng ly rượu cho Chu Tử Liễu.
Một nhân vật mà tất cả ai đã từng đọc qua các tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung phải thừa nhận là qúa kỳ lạ, quá đặc biệt lối hành xử quá quái dị. Nhân vật này xuất hiện với hình hài của một lão ông khóac trường bào màu xanh lục tay cầm Bích ngọc tiêu cất bước phiêu du hải hồ mà ngay cả người thân nhất cũng không thể tìm ra tung tích. Không phải là nhân vật chính nhưng tôi chẳng lấy làm lạ khi có quá nhiều người yêu mến ông, không chỉ vì ông là một người văn võ toàn tài, tinh thông kỳ môn độn giáp, không chỉ vì ông có cách nhìn đời lạ lùng khi đặt quan niệm đúng sai, không chỉ vì ông có cuộc sống như mơ trên một Đào hoa đảo thần tiên giữa muôn trùng sóng vỗ ì ầm, mà còn vì một mối tình si dành cho người phụ nữ duy nhất trong suốt cuộc đời không hề thay đổi-Hoàng Dược Sư.
“Tiêu tuệ bình sinh chỉ tự trí
Ngọc Tiêu nhẫn án điếu vong từ
Đào Hoa phi cảnh triều sinh hậu
Tận tưởng Đông Tà nhất tiếu si.”
Người phụ nữ ấy là ai mà làm cho một con người tài hoa nhất trong thiên hạ phải suốt đời thui thủi một mình với một sự nuối tiếc to lớn?
Nàng là một mỹ nhân đương thời. Dù bản thân không võ công nhưng có một trí nhớ phi phàm, ngoài Vương Ngữ Yên của Thiên Long Bát Bộ thì không ai có thể mang ra sánh cùng nàng. Đọc qua chỉ một lần Cửu Âm Chân Kinh mà nàng đã nhớ hết không sót một chữ. Sau khi chép lại tòan bộ chân kinh bị 2 đệ tử Hắc Phong Song Sát là Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong trộm trốn mất. Vì qúa hiểu tính tình quái dị của phu quân cũng vì quá yêu chồng nên không màn đến thương thế bản thân tập trung hồi tưởng viết lại tòan bộ Cửu Âm Chân Kinh lần thứ 2 để phải lao tâm tổn trí sớm lìa bỏ thế gian, bỏ lại Hoàng Dược Sư gà trống nuôi con. Cũng để lại cho người chồng yêu quí sự cô đơn suốt quãng đời còn lại. Hoàng Dược Sư đau khổ quá khắc đôi câu Đường thi ở nơi hai người ngày ngày bên nhau để truy niệm vong hồn người vợ đã mất. Hai câu thơ đã từng làm động lòng lãng tử Dương Quá. Thế mới biết:
"Xuân tân đáo tử, tư phương tận,
Lạp cự thành phỉ lệ thủy can"
Dịch:
"Kiếp tằm đến chết tơ chưa dứt,
Ánh nến tắt rồi lệ vẫn tuôn"
Dương Quá sở dĩ muốn tìm đến cái chết là bởi trên thế gian chẳng còn ý nghĩa gì, trên thế gian chẳng còn chi lưu luyến, chẳng còn chi vướng bận. Hoàng Dược Sư? Ông hãy còn có Hoàng Dung. Còn lời hứa với thê tử trước lúc lâm chung chăm nom Hoàng Dung-cô con gái mà uy danh của nàng sau này còn nổi trội hơn cả phụ thân.
Hoàng Dược Sư cả đời cao ngạo cho rằng hơn hẳn tất cả mọi người từ cuộc sống thần tiên, sở hữu những kỳ trân báu vật của nhân gian Hoàng Đế cũng còn chưa có, cộng thêm tài năng võ học, văn chương thơ phú đến y dược kỳ môn đều hơn hẳn người trong thiên hạ, ấy vậy mà trước sự hấp hối của thê tử bao nhiêu thứ mà ông tích lũy trong ngần ấy năm trời chẳng giúp gì được cho nàng, chứng kiến cái chết từ từ của người vợ yêu dấu, chí tình chí nghĩa ngay trong vòng tay mà bản thân hoàn toàn bất lực, Hoàng Dược Sư đâm ra hận chính mình. Cũng như tình yêu mà ông dành cho thê tử quá cố là sự hối hận và tiếc nuối. Hận vì tính tự phụ đã gây cho người mình yêu những tổn thất nặng nề hận vì đam mê võ học mà vĩnh viễn mất đi người mà ông yêu thương nhất đời, thế gian nào có ai được thỏa nguyện. Cất bước chân du ngọan hải hồ có vơi chăng nỗi niềm yêu thương tha thiết? Cả đời ông tiếc nuối mãi một bóng hình làm cho lương tâm ông ân hận mãi khôn nguôi.
Chiếc Bích Ngọc Tiêu ngày ngày bên ông trỗi lên những điệu buồn thê lương chỉ để tưởng nhớ vong hồn con người tài hoa sớm vong mệnh Lâm Ngọc Anh.
Hoàng Dược Sư ơi! hỡi Hoàng Dược Sư nếu có thể thời gian quay trở lại hẳn cả đời chẳng phải tiếc nuối như thế, có phải không?
Hoàng Dược Sư là một nhân vật gây tranh cãi, nhìn chung rất được các fan nữ yêu mến, say đắm.
-------------------
Bài liên quan:
0 nhận xét: