Võ Đang được nhắc tới trong nhiều các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung, đặc biệt là trong bộ Xạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Ỷ thiên đồ long ký), cũng như trong Tiếu ngạo giang hồ ...
Trong kiếm hiệp Kim Dung, Trương Tam Phong, hay còn gọi là Trương Chân Nhân, tên lúc nhỏ là Trương Quân Bảo, tổ tiên gốc ở Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây. Từ nhỏ ông đã được mẹ gửi đi học võ tại chùa Thiếu Lâm. Nhưng sau đó vì vô tình bộc lộ võ công cùng sư phụ là Giác Viễn đại sư nên phải chạy trốn khỏi chùa.
Nhờ bản tính thông minh hơn người, nên Trương Tam Phong đã sử dụng võ công của Thiếu Lâm để tạo nên một loại võ công mới đó là Thái Cực Thần Công danh tiếng và xây dựng nên môn phái Võ Đang lừng lẫy.
Trương Tam Phong thuở nhỏ có thể xem là "chú em" của người sáng lập ra môn phái Nga Mi là Quách Tương (con gái của Quách Tĩnh - Hoàng Dung, trong Anh hùng xạ điêu). Vì vậy, các thành viên trong phái Võ Đang được di huấn là không đánh nhau với người của phái Nga Mi. Tuy nhiên, trong đoạn kết tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long ký, nhân vật phản bội của phái Võ Đang là Tống Thanh Thư đã gia nhập phái Nga Mi, và đã xảy ra một trận chiến giữa người của hai môn phái này.
Trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký:
Trong Ỷ thiên đồ long ký (cô gái đồ long), môn phái Võ Đang thành lập được khoảng 70 năm, lúc này sư tổ Trương Tam Phong tuổi đã rất cao. Ông có lứa đệ tử đời thứ nhất gồm 7 người đều là nam nhân (gọi chung là Võ Đang thất hiệp) cũng đều đã trưởng thành, vào tuổi trung niên. Và ông cũng vừa nghiên cứu, sáng chế ra môn võ công Thái cực quyền.
Sơ đồ thành viên như sau:
Dưới đây là đoạn trích trong tác phẩm, nói về thời khắc cuối cùng khi sư Giác Viễn qua đời, và Trương Quân Bảo cùng Quách Tương có mặt. Và việc Trương Quân Bảo (lúc này là Trương Tam Phong) sáng lập ra môn phái Võ Đang lừng danh thiên hạ.
Chỉ thấy Giác Viễn vẫn cúi đầu nhắm mắt, dường như chưa tỉnh. Trương Quân Bảo tiến lên thưa:
- Sư phụ tỉnh dậy đi, thủ tọa La Hán Đường đang nói chuyện với sư phụ đó.
Giác Viễn vẫn không động đậy. Trương Quân Bảo kinh hoảng chạy tới, giơ tay sờ vào trán ông ta, thấy lạnh ngắt, hóa ra đã viên tịch từ lâu rồi. Trương Quân Bảo đau đớn quá, phục xuống kêu lên:
- Sư phụ, sư phụ!
Thế nhưng ông ta làm sao có thể sống lại được.
Trương Quân Bảo khóc lóc một hồi, Quách Tương cũng sụt sùi mãi. Tăng chúng chùa Thiếu Lâm khi viên tịch đều hỏa hóa. Cho nên hai người đi kiếm cành khô thiêu pháp thân của Giác Viễn. Quách Tương nói:
- Trương huynh đệ, tăng chúng chùa Thiếu Lâm chắc chưa bỏ qua cho ngươi đâu, ngươi nên hết sức cẩn thận. Chúng ta từ biệt nhau nơi này, sau này có lúc gặp lại.
Trương Quân Bảo gạt lệ đáp:
- Quách cô nương, cô đi đâu? Cho tôi đi theo với được không?
Quách Tương thấy y hỏi mình đi đâu, trong lòng chua chát, nói:
- Ta chân trời góc biển, hành tung không nhất định, chính mình cũng chưa biết đi đâu. Trương huynh đệ, ngươi tuổi còn nhỏ, lại không có chút lịch duyệt giang hồ nào, tăng chúng chùa Thiếu Lâm đang đi tìm bắt ngươi ở hướng đông, chỉ biết thế.
Nàng tháo chiếc vòng đeo tay đưa cho y, nói:
- Ngươi đem chiếc vòng này đến thành Tương Dương kiếm cha mẹ ta, hai ông bà ắt sẽ đối đãi với ngươi tử tế. Chỉ cần ngươi ở với cha mẹ ta thì dù tăng chúng chùa Thiếu Lâm có hung ác đến đâu, cũng không dám đến tìm ngươi làm khó dễ.
Trương Quân Bảo nuốt lệ nhận chiếc vòng. Quách Tương lại nói tiếp:
- Ngươi nói với cha mẹ ta rằng, ta vẫn khỏe mạnh, ông bà đừng mong đợi. Cha ta rất yêu kẻ thiếu niên anh hùng, thấy ngươi là một nhân tài thế này, không chừng sẽ thu ngươi làm đồ đệ. Em trai ta trung hậu thật thà, chắc sẽ thân thiết với ngươi lắm đấy. Chỉ có chị ta tính tình hơi nóng, mỗi khi không vừa ý, ăn nói chẳng nể nang ai. Chỉ cần ngươi ngoan ngoãn vâng lời, thì không sao cả.
Nói xong nàng quay đầu đi thẳng.
Trương Quân Bảo thấy trời đất mênh mông nhưng sao không có chỗ nào cho mình an thân, đứng trước đống tro hỏa táng sư phụ trầm ngâm cả nửa ngày, mới ra đi. Đi được một quãng, chợt quay đầu, gánh đôi thùng sắt sư phụ để lại, thất thểu bước đi. Trong núi rừng hoang vu, một thiếu niên gầy gò lặng lẽ theo hướng tây mà đi, lòng buồn rười rượi, nói sao cho xiết cái cảnh thân cô chiếc bóng, lênh đênh không nhà.
Đi được nửa tháng, đã đến cảnh giới tỉnh Hồ Bắc, không còn cách thành Tương Dương bao xa. Các nhà sư chùa Thiếu Lâm trước sau vẫn không đuổi kịp y chính vì Vô Sắc thiền sư có lòng che chở, cố ý dẫn tăng chúng theo hướng đông mà tìm, thành ra hai bên càng lúc càng xa hơn.
Xế trưa hôm đó y đến trước một ngọn núi lớn, thấy cây cối rậm rạp um tùm, sơn thế cực kỳ hùng vĩ. Hỏi thăm những người dân quanh đó, mới biết núi này tên gọi là Võ Đương. Y ngồi dưới chân núi, tựa lưng vào một hòn đá mà nghỉ, bỗng thấy một đôi nam nữ nhà quê từ con đường nhỏ bên núi đi tới. Hai người sánh vai mà đi, trông thật thân mật, rõ ràng là một đôi vợ chồng trẻ. Người đàn bà vừa đi vừa liến thoắng luôn mồm phiền trách anh chồng. Người đàn ông thì chỉ cúi đầu, lặng thinh không đáp.
Bỗng nghe người vợ nói với chồng:
- Anh là một nam tử hán, đại trượng phu, lại không chịu tự mình làm ăn riêng, lại đến ăn nhờ ở đậu chị và anh rể, nếu không đâu đến nỗi bị nhục nhã như thế. Vợ chồng mình còn mạnh chân khỏe tay, tay làm hàm nhai, dù rau dưa cà muối, cơm cháo qua ngày cũng được, có phải thảnh thơi không? Chứ anh không dám tự lập ở riêng, sinh ra trên đời này cũng uổng.
Người đàn ông ậm ừ mấy tiếng, người đàn bà lại tiếp:
- Người đời có nói rằng, ngoài cái chết ra chẳng có cái gì gọi là lớn hết, chẳng lẽ không nhờ vả người khác không sống được hay sao?
Người chồng nghe vợ dồn cho một trận không dám mở lời đáp lại, cái mặt bành bạnh bây giờ tím lại.
- Những câu nói của người vợ từng chữ len vào tim Trương Quân Bảo:?Anh là một nam tử hán, đại trượng phu, lại không chịu tự mình làm ăn riêng? nếu không đâu đến nỗi bị nhục nhã như thế? Người đời có nói rằng, ngoài cái chết ra chẳng có cái gì gọi là lớn hết, chẳng lẽ không nhờ vả người khác không sống được hay sao??
Y nhìn theo đôi vợ chồng nhà quê, đứng ngơ ngẩn một hồi, trong lòng trăn qua trở lại, nghĩ đến những câu của người đàn bà. Chỉ thấy người đàn ông đứng thẳng người lên, không biết nói mấy câu gì với vợ, mà nghe hai người cười rộ lên, tựa hồ người chồng đã quyết chí tự lập, nên cả hai đều sung sướng.
Trương Quân Bảo lại nghĩ tiếp:?Quách cô nương có nói rằng, bà chị cô ta tính tình nóng nảy, ăn nói không nể mặt ai nên muốn ta chiều lòng bà ấy. Ta đường đường là một người đàn ông, đâu lẽ phải hạ mình quị lụy người khác, cong lưng uốn gối mong được yên thân. Đến như hai người nhà quê kia còn dám hiên ngang đứng ra ở riêng, ta Trương Quân Bảo lẽ nào lại phải nép mình trong hàng rào nhà người ta, chờ người ta sai bảo.
Y nghĩ tới đó, trong lòng đã quyết nên gánh đôi thùng sắt, trèo lên núi Võ Đương, kiếm một cái hang, khát thì tìm suối, đói ăn trái hoang, chăm chỉ tập luyện Cửu Dương Chân Kinh mà Giác Viễn đã truyền cho.
Vài năm sau, bỗng dưng hiểu ra: "Đạt Ma tổ sư là người Thiên Trúc, dẫu có biết viết chữ Trung Hoa, thì văn lý cũng thô sơ. Bộ Cửu Dương Chân Kinh này văn chương kỳ diệu khúc chiết, người nước khác nhất định không sao viết ra được, hẳn là nhân sĩ Trung Thổ đời sau sáng tác. Có lẽ là tăng lữ của chùa Thiếu Lâm, giả thác tên tuổi Đạt Ma tổ sư, viết trong những mép lề cuốn kinh Lăng Già.?
Cái đạo lý đó, người vốn dĩ tin tưởng hoàn toàn vào kinh điển, không dám thay đổi biến hóa như Giác Viễn không sao hiểu được. Có điều lý lẽ không có gì để chứng minh, Trương Quân Bảo lúc đó tuổi còn nhỏ, cũng không biết chắc là suy định của mình có đúng hay không.
Y được Giác Viễn dạy dỗ đã lâu, bộ Cửu Dương Chân Kinh này mười phần cũng biết được năm sáu, trong mươi năm sau nội lực lại càng tiến bộ. Về sau y lại đọc kỹ Đạo Tạng, tâm đắc được phép luyện khí của đạo gia. Một ngày kia, y tại trong núi nhàn du, ngửng lên xem mây bay, nhìn xuống ngắm nước chảy, cảm thấy sở ngộ nên trở về động suy nghĩ liên tiếp bảy ngày bảy đêm, bỗng nhiên quán thông được cái lẽ nhu khắc cương trong võ học, vui sướng quá, ngẩng mặt lên cười một hồi dài.
Chính tiếng cười đó đã khai sinh ra một vị đại tông sư trước chưa có ai mà sau cũng không ai theo kịp. Những gì y tự mình tìm ra, cộng thêm với lẽ xung hư viên thông của Đạo gia, và nội công của pho Cửu Dương Chân Kinh đã khai sáng ra nền tảng cho võ công của phái Võ Đương mà nghìn năm sau vẫn còn chói lọi.
Về sau y du ngoạn phương Bắc đến vùng Bảo Minh, nhìn thấy ba ngọn núi tú lệ hùng vĩ,?vươn lên đâm vào mây, lại nhân đã sở ngộ về võ học nên tự đặt cho mình tên hiệu Tam Phong. Đó chính là kỳ nhân Trương Tam Phong trong lịch sử võ học của Trung Quốc.
Võ Đang từng xung đột với Nhật Nguyệt thần giáo, bị các trưởng lão của NNTG cướp mất cây thần kiếm truyền đời từ Trương Tam Phong dùng để luyện Thái cực kiếm. Khi đó, Xung Hư đạo trưởng là một đạo sĩ đắc đạo, luyện Thái cực quyền, Thái cực kiếm đến độ xuất thần nhập hóa. Ông đã lặng lẽ theo dõi hành vi của chàng trai Lệnh Hồ Xung, và biết chàng thực sự là một đại trượng phu.
Khi Lệnh Hồ Xung dẫn quần hùng lên Thiếu Lâm tự cứu Nhậm Doanh Doanh, ông đã đóng giả một nông phu bình thường đấu kiếm với chàng. Lệnh Hồ Xung đã suýt bị bại trận dưới tay Xung Hư, buộc phải liều mạng để đánh vào chỗ sơ hở của Thái cực kiếm và dành chiến thắng. Xung Hư rất khâm phục Lệnh Hồ Xung và rất ủng hộ chàng. Trong cuộc đấu ở Thiếu Lâm tự, Xung Hư đã nhận thua Lệnh Hồ Xung và khiến Nhậm Ngã Hành từ khâm phục một nửa con người tăng thành 3/4. Xung Hư đạo trưởng kết bạn thân với Phương Chứng đại sư của Thiếu Lâm và được coi là một trong những cao thủ số một lúc đó.
...........
Tham khảo:
Võ Đang cũng là một môn phái có thật ngoài đời, nhưng cũng là một đạo giáo lớn trong võ lâm, nổi tiếng ngang ngửa với chùa Thiếu Lâm tung sơn của phật giáo. Trên giang hồ có câu “Bắc tông thiếu lâm, Nam tông võ đang” là vậy.
Phái Võ Đang vinh nổi tiếng nhờ hai nhân vật nổi tiếng là “Huyền thiên thượng đế” và Trương Tam Phong. Đệ tử phái Võ đang nghĩa hiệp nổi tiếng thiên hạ, giữa các đồng môn cực kỳ trọng nghĩa. Môn phái này được xem có nội công thuộc hàng mạnh nhất.
----------------------
0 nhận xét: