Có lẽ không cần đợi đến khi hãng TVB (Hongkong) tung ra hàng loạt các bộ phim truyền hình nhiều tập thì người xem VN mới nghe thấy những giai điệu độc đáo rất “kiếm hiệp”, mà ngay từ khi thả hồn với các bộ tiểu thuyết như Tiếu Ngạo Giang HỒ, Lộc Đỉnh Ký, Thần Điêu Hiệp Lữ, Lục Mạch Thần Kiếm... chắc chắn người đọc cũng đã cảm thấy được cái chất nhạc đang rộn rã trong trí tưởng tượng của mình ở từng hồi, từng chương; nhất là những trường đoạn éo le hoặc hùng tráng. Khi các bộ phim này cùng những Đoàn Dự, Kiều Phong, Lệnh Hồ Xung, Triệu Minh, Trương Vô Kỵ... đến với công chúng thì âm nhạc đã góp một phần không nhỏ trong việc dấy lên một cơn sốt nhạc “võ hiệp kỳ tình”. Nếu các bộ phim lừng danh thế giới như Cầu sông Kwai, Romeo & Juliet... đã làm sống đời những nhạc khúc trong phim thì ở những bộ phim võ hiệp kỳ tình Trung Hoa, âm nhạc cũng đã cuốn hút tâm trí người xem, được nhiều người thuộc lòng, yêu thích.
Ngay trong tác phẩm viết của nhà văn Kim Dung, âm nhạc đã là một đề tài thú vị, kích thích trí tưởng tượng kỳ lạ. Trong Thần Điêu Hiệp Lữ chẳng hạn, đoạn mô tả Dương Quá lang thang trong hoa viên của Tuyệt tình cốc để rồi nương theo tiếng đàn tranh bi sầu, bắt gặp Tiểu Long Nữ - giờ đây đã là Liễu cô nương lanh lùng, xa lạ - tiếng đàn dừng lại thảng thốt làm sao ở cung ai oán. Hoặc câu chuyện lạ thường của hai gã giang hồ tri kỷ Khúc Dương và Lưu Chính Phong trong Tiếu Ngạo Giang Hồ đã cùng nhau soạn nên khúc nhạc Tiếu ngạo giang hồ kiêu bạc, khinh bỉ thế gian ghanh đua, dốt nát. Quần hùng trên 3000 hào sĩ râu hùm mày én ăn uống,
1 Bài viết “Âm nhạc trong phim võ hiệp của Kim Dung” của tác giả Tuân Khanh trên tờ TTCN (số 48-96) posted by fv.hunglc@su-lpt.vn
bỡn cợt với Lệnh hồ xung rất đường đường, ấy thế mà khi nghe tiếng đàn tình tang đầy ma lực báo hiệu sự xuất hiện của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, đã tức thì vứt bỏ tất cả, cuống cuồng mà chạy. Tiếng sáo của Đông tà Hoàng Dược Sư, cây đàn - binh khí của Côn Luân Tam thánh Hà Túc Đạo, những bài hát của Minh giáo trên Quang Minh đỉnh ở những giờ phút tuyệt vọng vì bó tay trước sức tấn công của lục đại môn phái trong Ỷ Thiên Đồ Long... há chẳng phải âm nhạc đã góp thêm một chương thú vị vào trong các tmyền thuyết võ hiệp kỳ tình sao?
Rất dễ nhận thấy nhạc nền của phim “võ hiệp kỳ tình” thường là các ca khúc chủ đề rất hiện đại, “chơi bạo” luôn cả trống điện tử, guitar rock... nhưng lại cũng rất đặc thù âm điệu Tmng Hoa, không lẫn vào đâu được. Thế nhưng sự táo bạo đó thường rất thành công. Trong bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ sản xuất năm 1995, âm nhạc được làm công phu và hay hơn hẳn bộ trước đó. Toàn bộ tổ khúc nhạc phim này đều có những nét mô tả tính cách rất ngang tàng của gã Lệnh Hồ Xung. Giai điệu cứ lúc thì ngã ngớn như túy lúy với những hồ rượu, lúc thì thẳng thét, bất cần, cao ngạo. Đặc biệt là khúc Tiếu ngạo giang hồ với khúc nhạc phóng tác từ âm nhạc điệu cổ của Tmng Hoa do hai nhạc cụ sáo và đàn tranh hoà tấu rất đẹp.
Bộ Lộc Đỉnh Ký lại có một nét âm nhạc khác rất hài hước. Gã trai lơ bảy, tám vợ Vi Tiểu Bảo luôn được nhạc phim vẽ thêm những nét ma lanh, dí dỏm. Đến lúc vua Khang Hy biết Tiểu Quế Tử chính là phản tặc Thiên Địa Hội, đích thân Khang Hy cầm quân, chuẩn bị nã pháo vào tổng hành dinh của giặc loạn thì ông đã mn tay khi châm lửa khẩu pháo vì nhớ lại tình cảm của ông và Vi Tiểu Bảo - giai điệu nhạc trở nên căng thẳng và bồn chồn biết mấy.
The Legend of Condor Hero - ca khúc chính trong phim Thần Điêu Hiệp Lữ thì khó mà chê được: “Mây xám dậu trên núi, chim ưng bay qua đồng xanh, khách giang hồ nhìn khói chiều tự hỏi nhân gian nghĩa lý gì?”. Ca khúc cứ mỗi lần cất lên là đầy nghẹn ngào với câu chuyện hai thầy trò yêu nhau nhưng bị nhân gian nguyền rủa, cứ tìm nhau mãi, khi gặp nhau thì mạng sống đã chông chênh vì độc hoa tình. Để
được sống bên nhau họ đã mất 16 năm chờ đợi và cuộc đời mỗi người cũng đã trãi nhiều đắng cay. Đoạn cuối phim với cảnh Dương Quá và Tiểu Long Nữ lên đường lánh xa thế sự, ngao du cùng nhau, ẩn tích giang hồ; ca khúc chính vang lên cứ làm người xem tiếc nuối, buồn vui lẫn lộn, nao nao cả lòng. Đây là một trong những ca khúc thịnh hành của phim võ hiệp được nhiều dân “ghiền” kiếm hiệp ở TP.HCM thuộc lòng giai điệu và được dịch ra tiếng Việt hát rất nhiều nơi.
Bài hát chính của Ỷ Thiên Đồ Long cũng đầy hào khí trong từng đoạn. Ai xem phim mà không nhớ cảnh Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố bị bức tử trên núi Võ Đang bởi những người tự xưng là danh môn chính phái - những kẻ luôn vỗ ngực tự xưng mình như vậy nhưng chính là thứ vô lại nhất, luôn tìm cơ hội để chà đạp người khác. Âm nhạc lúc ấy mới thống thiết làm sao với tiếng đàn nhị hồ nức nở u uất. Vâng, chỉ có nhị hồ của Tmng Hoa với độ trầm và lối nhấn não một như vậy mới diễn tả được cái nỗi đau vô bờ ấy. Trên Quang Minh đỉnh, giờ phút nguy kịch của Minh giáo, bỗng có thằng điên nào đó tự dưng nhảy ra: “Tại hạ họ Tăng, tên A Ngưu. Bất cứ ai muốn giết hại người của Minh giáo, tại hạ xin vô phép được tiếp chiêu”. Võ lâm cao thủ bàng hoàng ngẩn ngơ, các tiểu thư, nữ hiệp xinh đẹp bỗng chốc thấy lòng mình xao xuyến trước gã Trương Vô Kỵ - Tăng A Ngưu ngông cuồng này. Giữa cái bóng dáng nhỏ nhoi của Vô Kỵ trước nghìn nghịt cao thủ Trung nguyên, âm nhạc trỗi lên lúc đó thật điếng người, hào khí ngất trời; tự thân người xem cũng toát mồ hôi vì xúc động.
Còn âm nhạc “võ hiệp kỳ tình” phương Tây thì sao? Có lẽ không thể không kể đến Everything I do, I do it for you do Bryan Adams biểu diễn trong phim Robin Hood (Kevin Costner đóng vai chính). Rồi Braveheart của Mel Gibson: nhạc nền buồn bã của cây kèn túi trong phim đã góp phần làm cho câu chuyện đầy xúc động này trở nên bi đát hơn, ấn tượng hơn ./.
0 nhận xét: