Kim Dung là một cái tên quá quen thuộc với người Việt Nam từ những thập niên 1960, 1970. Hồi đó, mỗi khi giở tờ báo ra, nhiều người thường coi ngay trang trong để đọc phần kiếm hiệp đăng tải hàng ngày theo bản dịch từ báo Tàu. Hôm nào đọc thấy hàng chữ "Vì báo Hongkong không sang kịp, chúng tôi phải tạm gác truyện ... lại một kỳ. Xin chân thành cáo lỗi cùng độc giả", không ít người đã thở dài thất vọng.
Ánh hưởng của Kim Dung không chỉ ở một giai cấp nào. Nhiều bình luận gia, nhiều văn sĩ đã mượn tên những nhân vật của kiếm hiệp như Hồng Thất Công, Hư Trúc, Vương Trùng Dương, Nhiệm Ngã Hành ... làm bút hiệu. Cũng chính vì ảnh hưởng từ tiểu thuyết mà chủ yếu là những truyện của Kim Dung, những phong trào võ thuật, thiền đạo tu tập, châm cứu, đông y ... đã khởi sắc một thời. Phim ảnh trình chiếu tại các rạp hát miền Nam một dạo cũng toàn là phim kiếm hiệp. Có thể nói Kim Dung đã ảnh hưởng sâu đậm cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam.
Chính vì tác phẩm của Kim Dung được ái mộ như thế, để chiều thị hiếu của quần chúng, nhiều người đã viết những tác phẩm giả tên ông mà chúng ta cũng thấy lưu hành như Võ Lâm Ngũ Bá, Hậu Thần Điếu Hiệp Lữ, Hậu Cô Gái Đồ Long ...
Tổng cộng Kim Dung chỉ viết có 14 bộ tiểu thuyết mà chính ông đã lấy những chữ đầu đặt thành đôi câu đôi để cho dễ nhơ:
Phi Tuyết Liến Thiến Xạ Bạch Lộc Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên
Phi Hồ Ngoại Truyện Tuyết Sơn Phi Hồ Liên Thành Quyết Thiên Long Bát Bộ Xạ Điêu Anh Hùng Truyện Bạch Mã Khiếu Tây Phong Lộc Đỉnh Ký
Tiếu Ngạo Giang Hồ Thư Kiếm Ân Cừu Lục Thần Điêu Hiệp Lữ Hiệp Khách Hành Ỷ Thiên Đồ Long Ký Bích Huyết Kiếm Uyên Ương Đao
Ngoài ra còn một truyện ngắn duy nhất ông viết không được liệt kê trong danh sách tác phẩm võ hiệp của ông là Việt Nữ Kiếm.
sơ lược tiểu sử KIM DUNG
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang. Họ Tra là một danh gia lâu đời ở trong vùng. Năm lên tám tuổi, ông đọc bộ tiểu thuyết đầu tiên là bộ “Hoang Giang nữ hiệp” thấy say mế nến từ đó đã có mộng sẽ viết về bộ môn này. Năm 15 tuổi, mới học năm thứ ba trung học ông đã cả gan viết một cuốn sách luyện thi vào đệ thất (lớp 6) và được nhiều người trong mấy tỉnh lân cận mua đọc. Có thể nói đó là tác phẩm đầu tay của ông. Đến năm 1941, khi còn đang học năm cuối bậc Trung Học, vì tình hình chiến sự ông phải tản cư qua nhiều phủ huyện. Cũng năm đó, ông viết một truyện trào phúng dưới nhan đề "Cuộc du hành của Alice" (nhái theo truyện Alice in Wonderland) có ý châm biếm ông hiệu trưởng nên đã bị đuổi.
Năm 1944, ông thi đậu vào Ban Ngoại Giao, trường Chính Trị quốc gia tại thủ phủ Trùng Khánh nhưng cũng vì tô" cáo một vụ lem nhem trong trường mà bị khai trừ. Ông xin làm việc trong một nhà in và có thì giờ đọc nhiều sách phiêu lưu, mạo hiểm bằng tiếng Anh, và những truyện đó đã ảnh hưởng mạnh đến lôi hành văn của ông sau này.
Đến năm 1945, sau khi Nhật thua trận, ông quay trở về cố hương rồi qua Hàng Châu làm ký giả cho tờ Đông Nam nhật báo. Nhưng không lâu,
ông lại sang Thượng Hải ghi tên học luật, ngành Quốc Tế công pháp. Ông cũng là một trong ba người trong toàn quô"c đậu kỳ thi tuyển phiên dịch pháp luật của Đại Công Báo.
Tháng ba năm 1948, khi tờ Đại Công Báo tái bản tại Hương Cảng, ông được cử sang làm việc tại đây. Tháng 11 năm 1949, ông viết một bài dài nhan đề "Quyền tư hữu của Hoa kiều theo luật quốc tế" và từ đó chuyên viết về bộ môn công pháp quô"c tế. Năm 1950, sau khi cộng sản chiếm được Hoa lục, gia đình ông bị qui vào thành phần địa chủ, cha ổng bị đem ra đấu tô" nên từ đó Tra Lương Dung không còn liên lạc vơi gia đình được nữa.
Đến năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân Vãn Báo, viết phiếm luận. Cũng thời gian này, ông có viết một sô" truyện phim chẳng hạn như "Lan Hoa Hoa" hay "Tuyệt Đại Giai Nhân".
Năm 1955, ông bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp. Bộ truyện đầu tay của ông là Thư Kiếm Ân Cừu Lục (tức Thư Kiếm Giang Sơn) được đăng hàng ngày trên tờ Tân Vãn Báo.
Năm 1956, ông bắt đầu viết bộ thứ hai là "Bích Huyết Kiếm".
Năm 1957, ông bỏ viết báo quay sang làm việc cho công ty điện ảnh Trường Thành nhưng vẫn tiếp tục viết bộ truyện thứ ba là "Tuyết Sơn Phi Hồ" và sau đó là "Xạ Điêu Anh Hùng Truyện". Tiếng tăm của ông từ lúc này bắt đầu nổi. Ông cũng viết một số truyện phim cho công ty Trường Thành như "Ba MỐI Tình", "Đừng Bỏ Anh", "Tiếng Đàn Khuya" ...
Năm 1959, ông cảm thấy không hợp với đường lôi thiên tả của công ty Trường Thành nên từ chức, cùng với bạn học cũ thời Trung Học là Thẩm Bảo Tân xuất bản tờ Minh Báo. Sô" đầu tiên là ngày 20 tháng năm, 1959. Ngay từ sô" đầu, ông đăng truyện dài võ hiệp thứ năm là bộ "Thần Điêu Hiệp Lữ". Cũng thời gian đó, ông lại đăng "Phi Hồ Ngoại Truyện" trên tờ "Võ Hiệp và Lịch Sử".
Năm 1961, ông viết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" và "Bạch Mã Khiếu Tây Phong".
Năm 1963 thì "Thiên Long Bát Bộ" bắt đầu. Cũng năm đó, ông viết một bài xã luận nổi tiếng là bài "Cần có quần cho dân chứ không cần đầu đạn nguyên tử" đả kích mạnh vào chính sách của nhà cầm quyền Trung Cộng để dân đói mà cứ chạy theo việc chế tạo võ khí hạch tâm. Trong suốt hai năm liền, hai tờ Minh Báo (thiên hữu) và tờ Đại Công Báo (thiên tả), ngày nào cũng có những bài bút chiến kịch liệt.
Trong năm 1965, ông đi du hành Âu Châu từ tháng 5 đến tháng 6 mđi về. Thành thử, truyện dài Thiên Long Bát Bộ phải nhờ bạn ông là Nghê Khuông viết thay một thời gian. Cucíi năm đó, ông ra thêm tờ Minh Báo Nguyệt San là một tạp chí tương đôi có trình độ cao hơn, giành cho giới trí thức.
Đến năm 1967, sau khi Trung Cộng phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa, phe thiên tả càng đả kích ông mạnh mẽ hơn khi ông ủng hộ đường lôi chặt chẽ của nhà cầm quyền Hongkong, cương quyết không để cho Cộng Sản len lỏi lũng đoạn. Cánh tả vì thế đã nhại tên ông, gọi là Sài Lang Dung, và là người đứng thứ hai trong danh sách phải thủ tiêu của chúng. Cũng thời gian đó, ông xuất bản thêm tờ Tân Minh Nhật Báo ở Mã Lai và Singapore, lại ra thêm tuần báo là tờ Minh Báo Chu San. Ông cũng bắt đầu viết bộ "Tiếu Ngạo Giang Hồ".
Tháng 10 năm 1969, ông bắt đầu viết "Lộc Đỉnh Ký". Năm 1972, sau khi hoàn tất bộ truyện này, Kim Dung tuyên bô" chấm dứt công trình của ông không viết thêm nữa. Tuy nhiên, ông đã giành suốt mười năm kế tiếp để sửa chữa lại toàn bộ 14 tác phẩm. Ông gom góp toàn bộ những gì ông đã viết suốt 20 năm qua thành một bộ 36 cuốn, dưới nhan đề "Kim Dung võ hiệp tiểu thuyết toàn tập".
Bản nhuận sắc này, ngoài văn phong trau chuốt hơn, ông cũng sửa đổi, thêm bớt nhiều chi tiết. Không những ông viết lại nhiều đoạn trước đây không hợp lý, nhiều tên người (cả nhân vật chính) ông cũng đổi (chẳng
hạn như Ân Lợi Hanh, một trong Võ Đương Thất Hiệp đổi thành Ân Lê Đình, Triệu Minh thành Triệu Mẩn, Vương Ngọc Yến thành Vương Ngữ Yên...). Đoạn Nghê Khuông viết trong Thiên Long Bát Bộ ông cũng bỏ đi hết, viết lại một đoạn khác tram vào cho thống nhất lối hành văn, tình tiết và không bị tiếng là nhận của người khác là của mình.
Cũng vì ông thay đổi khá nhiều, một sô" thân hữu và độc giả đã than phiền là mất hứng thú khi đọc lại. Dầu là cốt truyện trước đây không hay bằng nhưng đã in sâu trong tim óc nên dù sửa cho hay hơn, hợp tình hợp lý hơn, người ta vẫn hoài vọng xa xưa. Chính thế, để chiều ý người đọc, một sô" tác phẩm sau cùng ông chỉ sửa rất ít và Lộc Đỉnh Ký thì gần như nguyên bản.
Tháng tư năm 1973, ông đi thăm Đài Loan và có hội đàm với Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc và nhiều nhân vật cao câ"p của chính quyền Trung Hoa dân quô"c. Khi về, ông viết loạt bài phóng sự "Thây gì, nghe gì, nghĩ gì ở Đài Loan", râ"t được quần chúng tán thưởng.
Đến năm 1980, tờ Võ Lâm tại Quảng Châu đăng truyện "Anh Hùng Xạ Điêu", mở đầu cho một phong trào đọc Kim Dung ngay tại Hoa Lục. Công ty Viễn Ảnh tại Đài Loan (là nhà xuâ"t bản chính thức được in sách của Kim Dung tại đây) cũng phát động một chiến dịch nghiên cứu về ông và từ đó đến nay đã xuâ"t bản trên 20 cuô"n gọi là bộ "Kim Học Nghiên Cứu Tùng Thư".
Năm 1981, sau 28 năm xa quê hương, ông cùng vợ con về thăm Hoa lục. Trong dịp này, Đặng Tiểu Bình đã mời ông đàm luận tại Nhân Dân Đại Sảnh. Ông ở lại đến hơn một tháng đi khắp 13 tỉnh để thăm phong cảnh. Sau khi Trung Cộng ký với Anh hiệp định giao trả Hongkong, ông lại viết nhiều bài xã luận về tương lai của hòn đảo. Năm 1984, ông lại đi Trung cộng và lần này có hội kiến với Tổng Thư Ký của đảng cộng sản là Hồ Diệu Bang.
Đến năm 1985, khi Trung Cộng thành lập một cơ quan nghiên cứu về tình trạng đặc biệt của Hongkong, ông được mời làm một ủy viên trong cơ
cấu này, đặc trách tiểu tổ "Thể chế Chính trị Cũng vì thế, ông đã bị nhiều nhân vật và thanh niên cực đoan coi là ông đầu hàng địch. Ông phải viết một loạt bài nhan đề "Phải bình tĩnh bàn luận về một thể chế chính trị" để đưa ra quan điểm của mình, kết luận là một thái độ nóng nảy không thích hợp cho tình thế và chỉ đưa đến bất lợi hơn cho tình trạng của Hongkong sau năm 1997.
Đến tháng năm năm 1989, khi xảy ra biến cố” Thiên An môn, ông từ chức để phản đối thái độ đàn áp dân chủ. Cũng thời gian đó, khi kỷ niệm ba mươi năm hoạt động của công ty Minh Báo, ông cũng từ chức chủ nhiệm chấp hành, chỉ còn giữ chức chủ tịch ban quản trị. Tháng 3 năm 1991, Kim Dung ký với công ty một khế ước chỉ phục vụ thêm ba năm nữa (trong vai trò cô" vấn) và sau đó sẽ hoàn toàn về hưu.
Năm 1992, ông được đại học Oxíord (Anh) mời sang diễn thuyết về vấn đề tương quan giữa Hongkong và Trung quốc. Cuối năm đó, ông thành lập nhà in Kim Dung để xuất bản những tác phẩm mà ông coi là có giá trị.
Năm 1993, ông lại đi Bắc Kinh do lời mời của Giang Trạch Dân để bàn về vai trò của Hongkong sau khi Trung cộng tiếp thu. Đến tháng tư năm đó, ông tuyến bô" từ chức chủ tịch ban quản trị Minh Báo, chỉ còn là một chủ tịch danh dự, và viết bài tuyên bô" hoàn toàn nghỉ ngơi như dự tính, theo gương hai nhân vật lịch sử mà ông hằng kính ngưỡng là Trương Lương và Phạm Lãi, công thành thân thoái.
Đến năm 1994, bản dịch ra Anh văn các tác phẩm võ hiệp của ông được đại học Trung Văn lần đầu phát hành. Đồng thời, toàn bộ cũng được chuyển sang giản tự (tức lôi chữ Hán đơn giản mà Trung cộng sử dụng) phổ biến tại Hoa lục. Trong nghiên cứu về những tác giả lỗi lạc nhất của Trung Hoa trong thê" kỷ thứ hai mươi, đại học Bắc Kinh xếp ông vào nhân vật thứ tư, sau Lỗ Tân, Thẩm Tòng Văn, Ba Kim nhưng đứng trước Lão Xá, Úc Đạt Phu và vương Mông. Đại học Bắc Kinh cũng mời ông làm giáo sư danh dự. Hiện nay nhiều người đang tra cứu tiểu sử cũng như bình luận về những tác phẩm của Kim Dung.
Tiểu thuyết của ông mở đầu cho một phong trào võ hiệp. Hầu như ở đâu có người Hoa đều có người đọc văn của ông. Ớ nước ta, ảnh hưởng của ông đến giờ này cũng vẫn còn sâu đậm. Có thề nói, những truyện của ông đã ra ngoài khuôn khổ của sách giải trí mà hàm chứa nhiều bài học nhân sinh của Nho, Lão, Thiền tông cũng như những ẩn sô" xã hội khác. Ông lại dựng truyện trong những khung cảnh lịch sử, và có tài làm cho người ta lầm những nhân vật tưởng tượng của ông là sự thật.
0 nhận xét: