iết xong "Thử Đọc Lại Kim Dung 4: Lộc Đỉnh Ký", mặc dù rất muôn khoá sổ loạt bài về truyện kiếm hiệp của Kim Dung, tại hạ vẫn thấy có một cái gì lấn cấn ở chỗ kết thúc loạt bài "Thử đọc lại Kim Dung" bằng bài viết thứ 4 đó. Trong vòng con sô" 4 của bôn bài viết. Hứng khởi ban đầu khi thử đọc lại các truyện chưởng và tái khám phá Kim Dung xoay quanh "thuyết Ngũ Hành" với 5 hành, sinh
khắc lẫn nhau. Kim Dung đã thật sự say mê quá độ về "thuyết Ngũ Hành" và luôn tạo dựng nhân vật dựa vào 5 hành tô" Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Như vậy muôn được cân xứng trong lô-gích - muôn được xem cho đẹp trong toàn bộ, tại hạ bắt buộc phải tìm cách viết thêm một bài nữa, cho tròn con sô" 5. Sô" 5 của Ngũ Hành. Ngoài ra trong văn hoá người Hoa, người ta râ"t kiếng kị con sô" 4. Sô" 4, tiếng Hán đọc "tứ" có âm gần giông với "tử" mang nghĩa "chết". Tương tự con sô" 7, đọc theo Hán Việt thất cũng mang nghĩa thâ"t thoát - thường được người Hoa... tránh né. Tất cả nhà cửa ở các khu người Hoa thường cư ngụ tại Sydney, nếu mang địa chỉ sô" 4 hoặc 14, 24,... hay các sô" như 7, 74, 77 rất khó bán. Cách đây vài năm, báo chí có tường thuật chuyện một người Hong Kong cư ngụ tại úc đành chịu mâ"t tiền đặt cọc 10% mua nhà, sau khi khám phá rằng cái nhà mình định mua mang sô" 44 - bởi lúc thương lượng ban đầu, người mua đã quên không để ý đến sô" nhà. Sô" điện thoại, cell phone hay mobile phone - hoặc bảng sô" xe hơi cũng vậy. Nếu cho người Hoa lựa sô" điện thoại, lựa sô" xe - họ sẽ tránh sô" 4, sô" 7, và chỉ mê sô" 3 ("san" đọc gần giông với "sheng" tức "sinh" tức "sông") hay sô" 8 ("bát" giông với "phát"). Xe nào mang sô" 168 hay 333 hoặc 888 sẽ rất dễ bán. Nhiều cao ô"c ở các khu Chinatown của người Hoa cũng vậy, họ hoàn toàn dẹp bỏ sô" 4 cho tầng lầu thứ tư. Tầng 3 rồi nhảy ngay lên 5, bỏ qua sô" 4.
Như vậy để cân xứng với "ngũ hành" - một đề mục dàn dựng tuy phụ nhưng râ"t thiết yếu trong hầu hết các truyện Tàu, kể cả Tây Du Ký (gồm Tam Tạng và bôn ngài đệ tử), và đặc biệt tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung - và cũng để tránh né con sô" 4 người Hoa thường không thích, bài Kim Dung sô" 5 này được cấp tô"c ra đời.
Thê" nhưng, bài "Thử đọc lại Kim Dung" sô" 5 này sẽ viết cái gì đây? Tại hạ đắn đo không ít khi nghĩ đến và sau đó, phải lựa chọn giữa, Cô Gái Đồ Long (tức Ý Thiến Đồ Long ký) và Thiên Long Bát Bộ. Nếu viết về Thiên Long Bát Bộ có vẻ gay cân hơn, nhưng đọc lại dù có "thử đọc lại" đi chăng nữa cũng tô"n không ít thì giờ, nhâ"t là phải đọc từ máy điện toán. Thử đọc lại Cô Gái Đồ Long mặt khác có vẻ dễ hơn bởi hồi ở tuổi Trương Vô Kỵ, mười mấy đến hai mươi, tại hạ đã đọc được vài lần. Sau này cũng xem qua vài bộ phim tập Hongkong
NHỌN MON QUIÌN
www.nhanmonqnan.com
về truyện này. Cũng chưa vội gì quyết định. Bỗng vào một dịp thư giãn, xem phim cũ của Alíred Hitchcock trên TiVi: The 39 steps Ba mươi chín bậc thềm [1], tại hạ chợt
"phát hiện" thêm một vài điểm chứng tỏ truyện Kim Dung chịu ảnh hưởng phim kinh dị Hitchcock rất nhiều [2], ngay cả trong "Ỷ Thiên Đồ Long Ký". Phát hiện đó, hợp với tính tò mò muôn tìm lại một vài cảm xúc thuở còn nhỏ tuổi khi đọc Kim Dung lần đầu - qua Cô Gái Đồ Long (CGĐL) bản dịch của Tiền Phong Từ Khánh Phụng đã khiến tại hạ chọn Ỷ Thiên Đồ Long Ký làm đề tài cho bài sô" 5 này. Biết đâu, nhờ ở CGĐL, chúng ta sẽ có dịp để ý đến, và phân tích những thành tô" và kỹ thuật chính đã khiến truyện chưởng của Kim Dung được hâm mộ khắp nơi, qua nhiều thê" hệ - và đưa tác giả lên hàng nhà văn lớn của Trung Quốc [3].
Tóm Lưực Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Câu chuyện CGĐL xảy ra tại Trung Quốc vào khoảng cuối đời nhà Nguyên (Mông cổ) ở bên Tàu - thê" kỷ 14. Trương Tam Phong, hồi còn tiểu đồng có gốc gác Thiếu Lâm Tự, khi đã thành danh sáng lập nên phái Võ Đang. Trương Tam Phong có hết thảy 7 người đệ tử, và chỉ trong một thời gian ngắn phái Võ Đang gây nên tiếng tăm trong chôn giang hồ. Ngày nọ, đệ tử thứ 3 Dư Đại Nham đi xuống miền Nam hành hiệp mong lây thành tích về làm quà cho lễ thượng thọ sư phụ. Dư Đại Nham tình cờ phát hiện báu đao Đồ Long đang được nhiều phe phái trên chốn giang hồ chém giết giành giật. Đồ Long đao tình cờ lọt vào tay Đại Nham. Nhưng liền sau đó Đại Nham bị trúng độc của Hân Tô" Tô", ái nữ Bạch Mi giáo chủ Hân Thiên Chính, và đao Đồ Long bị Bạch Mi giáo chiếm đoạt. Sợ lôi thôi với phái Võ Đang, Hân Tô" Tô" đến một tiếu cục thuế họ chở Đại Nham, đang bị thương và trúng độc, về núi Võ Đang. Gần đến núi Võ Đang có một nhóm người đến đón nhận Đại Nham về núi. Tiếu cục giao lại Đại Nham rồi cáo từ, không biết rằng nhóm người đó là một băng đảng lạ muốn tìm đao Đồ Long. Họ đưa Đại Nham đến một chỗ vắng rồi bẻ tay bẻ chân Đại Nham để tra khảo về đao Đồ Long. Đám đệ tử Võ Đang của Tam Phong sau đó tìm thây Đại Nham và đem về chùa Võ Đang lo chữa trị. Nhưng võ công của Đại Nham đã bị phê" hủy, và chàng không thể đi đứng được nữa.
Trong lúc đó, Trương Tam Phong gởi đệ tử thứ 5 Trương Thúy Sơn xuống núi để điều tra manh môi vụ Đai Nham và đao Đồ Long. Trương Thúy Sơn gặp Hân Tô" Tô" nhưng hoàn toàn không biết liên hệ của nàng với vụ Đại Nham bị đả thương. Trương Thúy Sơn cũng để ý đến những hành vi ác độc của Hân Tô" Tô", một người thuộc loại... tà ma ngoại đạo dưới mắt của bâ"t cứ kiếm khách nào, thuộc các thứ danh môn chính phái như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi,...
Để gây â'n tượng đẹp với Thúy Sơn, Tố” Tô" mời Thúy Sơn đi dự lễ tuyên bố” đao Đồ Long đã chính thức thuộc Bạch Mi giáo của cha nàng. Quần hùng tham gia rất đông, nhưng đa sô" thuộc hàng ... tà ma ngoại đạo. Đến khi buổi lễ gần kết thúc một quái nhân tóc vàng râu vàng mang tên Tạ Tốn, hiệu Kim Mao Sư vương, xuất hiện. Với võ công vô cùng lợi hại, Tạ Tôn giết rất nhiều người tại đó và cướp được đao Đồ Long. Những người còn sống sót trở nên điên khùng do tiếng rống đầy nội công thâm hậu của y. Tuy nhiên y tha mạng cho Thúy Sơn và Tô' Tô', và dặn Thúy Sơn Tô' Tô' bịt tai lại trước khi rống lên. Nhưng để bảo mật tung tích của đao Đồ Long, y uy hiếp Thúy Sơn và Tô' Tô' - bắt hai người lên thuyền căng buồm đi về phía Bắc với y. Lý do chính: y cần tìm một nơi vắng vẻ để suy nghiệm ra các bí mật của Đồ Long đao. Chừng nào tìm ra bí mật rồi và ... thành tài với đao Đồ Long, y sẽ trở về Trung Thổ tìm cừu nhân trả thù.
Không may thuyền bị bão làm đắm và 3 người trôi dạt vào một hoang đảo, đầy băng tuyết. Vì bị thống khổ nhiều năm và học các loại võ nghệ không đũng cách, Tạ Tốn bị tẩu hoả nhập ma, điên điên khùng khùng, nhất là khi bị nắng chói. Khi khùng y định làm hỗn với Tô' Tô' nên trong lúc kém đề phòng, bị Tô' Tô' phóng kim đâm mù đôi mắt. Thây tuyệt vọng chuyện trở về đâ't liền, và đứng trước nguy cơ hàng ngày của Tạ Tôn, Thúy Sơn và Tô' Tô' che chở nhau, rồi yêu nhau và trở thành vợ chồng trên Băng Hoa đảo. Tô' Tô' sinh ra con trai mang tên Trương Vô Kỵ - cho Tạ Tô'n nhận làm con nuôi. Tạ Tô'n rất thương, và dạy hết võ nghệ cho Vô Kỵ, bởi ngày trước y cũng có vợ con nhưng cả gia đình bị chính sư phụ y là Thành Khôn giết hại. Mục đích chiếm đoạt đao Đồ Long của Tạ Tốn thật ra cũng không ngoài việc tập luyện một vũ khí tôi thượng để có ngày trả môi thù xưa. Trong nhiều năm đi truy tầm kẻ thù Thành Khôn - Tạ Tôn giết hại không biết bao nhiêu người và thường xưng danh Thành Khôn để buộc Thành Khôn phải xuất hiện. Nhưng Thành Khôn, râ't khôn ngoan giảo huyệt,vẫn biệt tích giang hồ.
Sau 10 năm trên Băng Hoả đảo, Tạ Tôn dần dà phát hiện được chiều gió mùa và cùng vỢ chồng Thúy Sơn - Tô' Tô' làm thuyền, rồi bảo vợ chồng Thúy Sơn và Vô Kỵ căng buồm ừở về Trung thổ. Y không chịu đi, viện lẽ y bị mù và vẫn chưa khám phá được bí mật của đao Đồ Long.
Trở về đất liền, Thúy Sơn mới phát hiện cả mười năm qua giới giang hồ đã chém giết nhau loạn xạ vì ai cũng ham tìm kiếm đao Đồ Long, Tạ Tôn và vợ chồng y. Dọc đường Vô Kỵ bị kẻ gian bắt cóc, để truy tầm tông tích của Tạ Tôn. Đến khi vợ chồng Thuý Sơn - Tô' Tô' về đến Võ Đang, Vô Kỵ mới được thả ra. Nhưng để chông trả Trương Tam Phong, kẻ lạ đã đánh vào người Vô Kỵ một chưởng kịch độc để lại vết bầm bàn tay đen, khiến thằng nhỏ bị nội thương trầm trọng.
Ngày hôm đó cũng là ngày lễ mừng Trương Tam Phong. Các võ phái ùn ùn kéo về Võ Đang. Tuy bên ngoài họ nói đi mừng Tam Phong, nhưng bên trong, mọi người mang ý đồ bắt Thuý Sơn-Tô" Tô" phải khai chỗ trú của Tạ Tôn. Họ kiếm chuyện, đòi thanh toán những ân oán giang hồ do Hân Tô" Tô" và Thúy Sơn gây ra (do ở việc Tô" Tô" giả làm Thúy Sơn giết các tiếu cục, thuộc phái Thiếu Lâm, năm xưa đã không đưa Đại Nham đến nơi đến chôn, V.V.). Trong lúc phe chủ nhân Võ Đang đang bôi rối chuẩn bị ứng chiến, Dư Đại Nham phát hiện em dâu Hân Tô" Tô" chính là người chịu trách nhiệm ban đầu về việc thân thể mình bị tàn phê". Quá xâu hổ về việc làm xằng bậy của người vợ Ma giáo của mình năm xưa, Trương Thúy Sơn tự vẫn trước mặt sư phụ và quần hùng. Hân Tô" Tô" cũng tuẫn tiết theo chồng.
Trương Vô Kỵ trở nến mồ côi và lâm bệnh nan y. Trương Tam Phong cô" chữa trị bằng Cửu Dương chân kinh ông học được từ Giác Viễn đại sư năm xưa. Nhưng không đủ liều , bởi ông chỉ nhớ có phân nửa Cửu Dương chân kinh thôi. Tam Phong mới hạ mình dẫn Vô Kỵ lên Thiếu Lâm Tự mong đánh đổi phân nửa Cửu Dương của ông với phân nửa kia của Thiếu Lâm hầu chữa trị bệnh cho Vô Kỵ. Thiếu Lâm Tự đưa một thanh niên tên Trần Hữu Lượng ra làm việc với Trương Tam Phong, rồi sau đó tìm cách chôm phân nửa Cửu Dương kinh của Tam Phong, rồi tiễn đưa Tam Phong và Vô Kỵ ra cửa [4].
Trên đường trở về Võ Đang bằng thuyền, Trương Tam Phong cứu được một viên tướng thuộc phe kháng Nguyên, Thường Ngộ Xuân có mang theo một cô bé gái, Châu Chỉ Nhược [5], nhỏ hơn Vô Kỵ một chút. Ngộ Xuân tuy kháng Nguyên, nhưng nằm trong một giáo phái kiểu của Hân Tô" Tô" mà Trương Tam Phong thường không ưa: Ma giáo, cũng được gọi Minh giáo với dâu hiệu Ngọn lửa, xuất phát từ nước Ba Tư bên Trung Đông. Ngộ Xuân hỏi ra biết Vô Kỵ bị bệnh nặng mới xin Tam Phong để y đưa Vô Kỵ đến một danh y quen biết trong Ma giáo tên Hồ Thanh Ngưu. Còn Chu Chỉ Nhược [5], y giao cho Tam Phong đem lên núi Nga Mi cho Diệt Tuyệt Sư Thái, chủ nhân Ỷ Thiên kiếm, nhận làm đồ đệ.
Hồ Thanh Ngưu chữa không nỗi bệnh của Vô Kỵ. Nhưng y cứu được Vô Kỵ qua cơn hiểm nghèo, và kéo dài mạng sông Vô Kỵ thêm vài tháng. Vô Kỵ ở lại đó và trở thành phụ tá cho y-dược sĩ Thanh Ngưu, học được gần hết nghề bí truyền. Sau khi Hồ Thanh Ngưu và vỢ bị một cừu nhân năm xưa Kim Hoa Bà Bà giết chết, Vô Kỵ luân lạc giang hồ. Nhờ ở y thuật học được của Hồ Thanh Ngưu, Vô Kỵ cứu được nhiều cao thủ danh môn chính phái, nhưng đều bị lây oán báo ơn chung qui cũng ở chỗ nhiều người muôn dùng Vô Kỵ để tmy tìm chỗ ở Tạ Tô"n hầu chiếm đoạt đao Đồ Long. Sau cùng Vô Kỵ rơi vào một sơn cốc không lối thoát. Tại đây Vô Kỵ ăn được những con nhái đỏ rất nhiều chất bổ dương. Rồi một ngày nọ Vô Kỵ cứu được một con vượn bị đau ở giữa bụng. Khi giải phẫu bụng con vượn, Vô Kỵ khám phá cuốn bí kíp Cửu Dương chân kinh gói trong bọc giây dầu nằm phía dưới da bụng con vượn. Quyển kinh này thất lạc đã nhiều năm và chính là quyển bí kíp duy nhất có thể chữa bịnh cho Vô Kỵ và tăng cường nội công của chàng lên hàng đệ nhất thiến hạ. Vô Kỵ ở dưới thung lũng núi nhiều năm, trị được bệnh và lớn lên thành một thanh niên anh tuân, râu ria xồm xoàm.
Vận nội công leo trở ra khỏi hang núi, Vô Kỵ mang tên khác để mọi người không nhìn ra và trà trộn vào đoàn của phái Nga Mi, trong đó có Chu Chỉ Nhược một trong những đệ tử hàng đầu của chưởng môn Diệt Tuyệt Sư Thái. Phái đoàn Nga Mi cùng với các môn phái khác, gồm cả Thiếu Lâm, Võ Đang, Côn Luân, v.v. - đang trên đường lên đánh Quang Minh Đỉnh, tổng hành dinh của Ma giáo. Đang đi, bất ngờ Vô Kỵ bị một cao thủ của Ma giáo bắt bỏ vào một cái bị da cứng mang lên Quang Minh Đỉnh trước. Tại đây Vô Kỵ nằm trong bị nghe được cuộc cãi vã, tranh chấp quyền lực giữa những người lãnh đạo Ma (Minh) giáo. Bởi từ hồi giáo chủ Dương Phá Thiến tạ thế vì bị tẩu hoả nhập ma khi tập luyện võ trong hang Ma giáo vận hành như rắn không đầu. Trong lúc những nhà lãnh tụ Ma giáo đang đấm đá nhau - tất cả đều bị đánh lén bởi một người lạ mặt ở ngoài lẻn vô. Người đánh lén này cũng bị phản kích lại một chưởng, bị thương. Người lạ mặt này không ai khác hơn Thành Khôn, kẻ thù không đội ười chung với Tạ Tôn. Thành Khôn thay tên đổi dạng và bây giờ là nhà sư Viên Chân thuộc Thiếu Lâm Tự. Viên Chân tiết lộ với bọn Minh giáo tại đó, xưa kia y chính là sư đệ của giáo chủ Minh giáo họ Dương. Một ngày nọ giáo chủ khám phá người vợ yêu quí tư tình với Thành Khôn nên bị tẩu hoả nhập ma rồi chết. Bà vợ cũng tự tử theo trong hang bí mật. Thành Khôn thoát được ra khỏi hang và thề nguyện sẽ làm tiêu tan Ma giáo.
Một khoảng thời gian sau, Trương Vô Kỵ vận dụng được Cửu Dương chân kinh và phá tung, thoát ra khỏi túi da. Trong lúc rượt đuổi Thành Khôn tức Viên Chân, Vô Kỵ gặp a hoàn Tiểu Siêu của Tả Sứ Dương Tiêu, lãnh tụ cấp cao Ma giáo. Tiếp theo, chàng và Tiểu Siêu bị Viên Chân gài nhốt trong thạch động bí mật của giáo chủ họ Dương năm xưa. Bị kẹt trong thạch động Vô Kỵ tìm thấy toàn bộ võ công Càn Khôn Đại Nã Di tâm pháp, đặc thù của Ma giáo. Chính môn võ này đã khiến Dương giáo chủ bị chấn động mà chết dù chỉ học được đến chừng phân nửa các cấp bậc - sau khi bắt gặp vợ tư tình với Thành Khôn. Vì nhu cầu cấp bách Vô Kỵ khấn vong hồn giáo chủ và ngồi xuống dò theo sách Càn Khôn mà học. Nhờ có căn bản Cửu Dương chân kinh, Vô Kỵ học được hết toàn bộ Càn Khôn võ học của Minh giáo trong vòng vài tiếng đồng hồ mà một cao thủ bình thường phải tốn ít lắm 10 năm mới thành đạt.
Luyện xong Càn Khôn Đại Nã Di, Vô Kỵ đẩy được phiên đá rồi kéo Tiểu Siêu trốn ra khỏi thạch động. Tới bên ngoài Võ Kỵ thấy Minh giáo đang bị 6 môn phái tiêu diệt gần hết. Những cao thủ Ma giáo bị Thành Khôn đả thương hồi nảy - đều không thể ứng chiến. Chỉ trừ ông ngoại Vô Kỵ là Hân Thiên Chính, và đám lâu la Bạch Mi giáo của ông ta. Bạch Mi giáo thật ra chỉ là một chi nhánh của Ma giáo tách ra, vì nội bộ chia rẽ, nay trở về tiếp cứu.
Trương Vô Kỵ - một thanh niên lạ quắc, không ai nhìn được vì biệt tích lâu năm - nhảy ra can gián các giáo phái không nên tiêu diệt Ma giáo, và giảng hoà đôi bên. Tất nhiên không được nhưng vì võ công của Vô Kỵ giờ đây đã quá cao siêu nên dù có đâu chiến, cũng không ai hạ được chàng. Đa số” vì thể diện đều muốn rút lui. Chỉ trừ Diêt Tuyệt Sư Thái, biết đánh không lại, mới sai đệ tử Chu Chỉ Nhược nhảy ra dùng Ỷ Thiên kiếm, đâm Vô Kỵ trọng thương, trong lúc anh ta đang ngẩn ngơ nhớ tới lúc gặp Chỉ Nhược hồi còn nhỏ. Các cao thủ Võ Đang nhìn ra Vô Kỵ chính là con của đồng môn Trương Thuý Sơn, và Hân Thiên Chính nhìn ra cháu ngoại của mình - tưởng đã chết từ lâu vì Huyền Minh thần chưởng.
Sau đó Vô Kỵ được tôn làm giáo chủ Minh giáo vì đã học được hết Càn Khôn võ pháp và có công cứu Minh giáo. Vô Kỵ thối thác và chỉ nhận chức tạm thời trong khi đi tìm và rước nghĩa phụ Tạ Tốn về để nhậm chức này theo như di chúc của Dương giáo chủ tìm thấy ở trong động.
Sáu giáo phái kể cả Thiếu Lâm sau khi đi đánh Quang Minh Đỉnh về đều bị quân Mông Cổ, do một quận chúa trẻ đẹp tên Triệu Minh thông lãnh, đánh thuốc mê bắt trọn, và giam tại chùa Vạn Pháp. Vô Kỵ tình cờ gặp được Triệu Minh, và Triệu Minh gần như bị tiếng sét ái tình khi gặp Vô Kỵ. Biết tin quân Mông cổ sắp tấn công Võ Đang, Vô Kỵ dẫn các cao thủ Minh giáo về Võ Đang cứu thái sư phụ Trương Tam Phong. Trương Tam Phong mừng gặp lại người cháu tưởng đã tuyệt mạng từ lâu. Trương chân nhân truyền hết toàn bộ Thái cực quyền và Thái Cực kiếm cho Vô Kỵ để chông trả các cao thủ Mông cổ do Triệu Minh dẫn đến. Qua cuộc đụng độ đó, Vô Kỵ phát hiện được hai người bắt cóc và đánh chàng một cú thần chưởng năm xưa chính là Huyền Minh nhị lão phục vụ cho Triệu Minh.
Triệu Minh sau đó phải lòng Vô Kỵ, dụ chàng tới lui uống trà đàm đạo và sau cùng cho chàng thuốc chữa bệnh cho Dư Đại Nham và một sư thúc nữa mang tên Hân Lợi Hanh cũng như thuốc giải độc cho các cao thủ sáu môn phái bị nàng tạm giam giữ nơi chùa Vạn Pháp. Nhưng trước khi trao thuốc cho Vô Kỵ nàng bắt Vô Kỵ thề hưá sẽ làm cho nàng 3 công tác mà sau này nàng sẽ cho biết là gì.
Vô Kỵ và Minh giáo sau đó tới cứu các cao thủ võ lâm bị Triệu Minh giam giữ. Nhưng Diệt Tuyệt sư thái tự tử vì nhục nhã. Trước khi nhắm mắt bà truyền chức chưởng môn cho Chu Chỉ Nhược và bắt Chỉ Nhược thề sẽ không thành hôn với Vô Kỵ (vì y là ... Ma giáo), và phải tìm cho được đao Đồ Long. Dùng Đồ Long đao với Ỷ Thiên kiếm sẩn có, chặt đao kiếm gảy ra - sẽ tìm thấy quyển binh thư và võ công bí kíp dấu trong ruột của chúng. Phái Nga Mi sẽ trở thành võ lâm minh chủ, mang công đầu trong việc đánh đuổi quân Nguyên.
Sau khi thả cao thủ các môn phái, Triệu Minh gặp Vô Kỵ và cho biết công tác đầu tiên phải làm là đi tìm Tạ Tốn để nàng được xem đao Đồ Long một chút. Chu Chỉ Nhược, mang Ỷ Thiên kiếm theo giúp sức. Dọc đường họ gặp Kim Hoa Bà Bà và mới hay Tạ Tốn đã được Kim Hoa bà bà rước về ở Linh Xà đảo. Tại đây, Trương Vô Kỵ đụng độ với một nhóm cao thủ Minh giáo gốc, từ Ba Tư đến. Rốt cuộc, Vô Kỵ chiếm lại được Thánh hoả lệnh biểu tượng uy quyền của Minh giáo - phe cánh Trung quốc. Nhưng phe Vô Kỵ phải nhượng bộ giao trả lại cựu công chúa Ba Tư là Kim Hoa bà bà giả dạng xấu xí nhiều năm, và ái nữ Tiểu Siêu, a hoàn theo phục dịch Vô Kỵ từ lúc Quang Minh đỉnh, trở về Ba Tư thông lãnh Ma giáo ở đó.
Trên đường về Trung thổ, và trong đêm lúc mọi người ngủ say, em cô cậu Vô Kỵ tên Hân Ly - từng theo hầu hạ Kim Hoa bà bà lâu năm - bị ai đả thương, và đao Đồ Long không cánh mà bay. Tiếp theo, Tạ Tôn cũng biến đi đâu mất. Sau đó, Vô Kỵ và Chỉ Nhược quyết định làm lễ tơ hồng xe duyên. Giữa đám cưới, Triệu Minh nhảy vào phá đám, đưa Vô Kỵ xem vài sợi tóc vàng của Tạ Tốn và bắt chàng phải theo nàng, như lời thệ hứa, đi làm công tác thứ 2, tức đi tìm Tạ Tôn. Châu Chỉ Nhược nổi khùng và tung thế võ cực kỳ ác hiểm xuất phát từ Cửu Âm chân kinh nhắm chụp sọ Triệu Minh, khiến quận chúa Mông cổ bị thương ở vai.
Triệu Minh và Vô Kỵ lên đường tìm Tạ Tôn và cuối cùng phát hiện Tạ Tôn bị Thành Khôn tức Viên Chân bắt giam ở một cái hầm trên Thiếu Lâm Tự - do ba nhà sư võ công trác tuyệt canh giữ. Thiếu Lâm Tự mời giới giang hồ đến chùa để xử Tạ Tôn và truy tầm đao Đồ Long. Ai hạ được 3 vị cao tăng kia sẽ được bàn giao Tạ Tốn. Vô Kỵ cuối cùng phải nhờ đến Chỉ Nhược hợp sức, mới chống trả lại được 3 vị cao tăng kia và cứu được Tạ Tôn. Chỉ Nhược thừa cơ hội muốn giết Tạ Tốn để bịt miệng, nhưng có một nữ cao thủ áo vàng họ Dương xuất hiện đánh cho đại bại. Thì ra chính Chỉ Nhược theo lệnh của Diệt Tuyệt Sư Thái đã đánh thuốc mê cho mọi người ngủ say trên hoang đảo, đả thương Hân Ly, rồi chôm đao Đồ Long. Nàng dùng Ỷ Thiên kiếm chặt Đồ Long, để đao kiếm gảy đôi, rồi moi ra 2 quyển bí kíp dấu trong đó: Binh thư Nhạc Phi và Cửu Âm chân kinh do Quách Tỉnh chép lại. Sau đó, nàng lén tập luyện Cửu Âm - rồi uy hiếp bắt Tạ Tốn. Tạ Tốn lại bị bọn Viên Chân bắt lên chùa Thiếu Lâm để tra khảo về đao Đồ Long.
Lúc Tạ Tốn được tha ra khỏi hầm, mặc dù đã mù nhưng nhờ ở những giác quan sâu sắc khác, y phát hiện Viên Chân đang trà trộn ẩn núp trong đám quần hùng. Y thách đấu và vạch trần tội ác của Thành Khôn. Chính Thành Khôn là người đã gây ra bao ân oán giang hồ mấy mươi năm nay. Nhờ trời bị nhật thực, Thành Khôn cũng đâm ra ... mù như Tạ Tốn, nến bị đệ tử cũ đánh bại. Sau đó Tạ Tốn tạ lỗi với quần hùng, được tha mạng, và quy y cửa Phật.
Châu Chỉ Nhược cũng hối lỗi, đến núi Võ Đang và xuống tóc trước mặt Trương Tam Phong. Trương Vô Kỵ được tôn làm minh chủ võ lâm trong công cuộc kháng Nguyên, nhưng không lâu, bị một tương cầm quân mang tên Chu Nguyên Chương, người đánh đuổi được quân Mông và sáng lập nên nhà Minh sau này, đánh thuốc mê ngủ vùi. Tỉnh dậy, Trương Vô Kỵ chán nản, rút khỏi chính trường. Nhưng liền sau đó, Vô Kỵ tìm được một việc làm mới, có vẻ hay và thú vị hơn - theo yêu cầu thứ 3 của Triệu Minh, trong toàn bộ 3 công tác chàng đã hứa chu toàn ngày trước: Ngày ngày kẻ lông mày cho Triệu Minh.
Nhận xét về kỹ thuật Kim Dung trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký
CGĐL kéo dài trên 100 hồi khác nhau và ngày trước, trong ấn bản dịch sang Việt ngữ đầu tiên tại Sàigòn vào khoảng 1964, toàn bộ gồm có 6 quyển. Chính dịch giả Từ Khánh Phụng đã cho bộ truyện cái tên Cô Gái Đồ Long - thật ra không dính dáng trực tiếp đến nhân vật chính của truyện. Nhưng "Cô Gái Đồ Long" có vẻ hấp dẫn hơn "Ỷ Thiến Đồ Long Ký" bởi rất nhiều người đọc, nhất là giới thanh thiếu niên, thường tò mò muôn đọc để biết cô gái Đồ Long là ai?
Ỷ Thiên Đồ Long ký, sáng tác thứ 6 của Kim Dung, có lẽ tác phẩm được quay thành phim tập nhiều lần nhất trong lịch sử điện ảnh Hongkong, và thế giới. Cứ chừng 3-4 năm người ta thấy bộ bộ phim tập mới, dựa trên truyện này, ra đời. Có hai điềm ta cần để ý đôi với các ấn bản Ý Thiên Đồ Long Ký (YTĐLK), và các phim tập Hồngkông/ Đài-Loan và lục địa. Điểm thứ nhất: chính tác giả Kim Dung đã nhiều lần hiệu đính, thêm thắt và cắt bớt nhiều đoạn trong tác phẩm của ông, đáng kể nhất YTĐLK. Trong bản hiệu đính sau cùng, Kim Dung cũng thay đổi vài tên họ các nhân vật. Ví dụ, Triệu Mần thay cho Triệu Minh, Hân Tố” Tố” / Hân Lợi Hanh được thay bằng Ân Tố” Tố” / Ân Lê Đình, v.v. Bởi tại hạ chưa đọc bản chuyển ngữ mới của YTĐLK có thể tìm thấy trên các mạng vietkiem.com hay nhanmonquan.com nên chỉ ước đoán những sửa đổi đó chắc không ngoài việc tránh nhầm lẫn và hài hoà hơn với cái thế âm dương ngũ hành giữa các nhân vật. Bởi mây mươi năm về trước, truyện CGĐL được viết, và sau đó in thành sách, theo dạng phơi-yơ-tông đăng báo hàng ngày. Mỗi ngày viết một đoạn ngắn đủ chữ để đăng trên nhật báo. Nên CGĐL và nhiều tác phẩm khác của Kim Dung thường bị phải một sơ suất nhỏ: Rất nhiều nhân vật phụ bị tác giả bỏ quên đâu mất! Điển hình trong CGĐL, nhân vật Đinh Man Quân - một đệ tử trưởng tràng của phái Nga Mi, thâm niên và xiê-nho hơn Chu Chỉ Nhược vô hình chung không được tác giả nhắc đến nữa, sau khi Chỉ Nhươc thay thế Diệt Tuyệt sư thái làm chưởng môn.
Điểm thứ hai, khi nói đến phim tập, nhiều người xem các bộ mới sau này có lẽ không thích mấy, nếu không nói bị thất vọng, vì khi phải quây lại một truyện cũ nhiều lần - người làm phim đã thay đổi một sô" chi tiết để cô" gắng thu hút khán giả. Theo kiểu bình mới rượu cũ. Một vài chi tiết đổi thay này đã vô hình chung làm suy giảm bô" cục chặt chẽ, và những cá tính độc đáo của nhân vật. Thí dụ, phim tập YTĐLK mới nhất (2003) lại cho Thành Khôn nhảy qua làm việc với quân Mông cổ, rồi chính Thành Khôn đánh Vô Kỵ cú âm hàn chưởng Huyền Minh khiến thằng nhỏ bị bịnh gần chết! Hai chi tiết nữa làm các loại phim tập hiện đại đâm ra mất hay, bớt đi sâu sắc. Thứ nhất, các phim mới ưa dài dòng về mối tình đầy bi thương giữa Tả sứ của Ma giáo Dương Tiêu với một đệ tử Nga Mi (chính phái) Kỷ Hiểu Phù. Kỷ Hiểu Phù trước đó có đính hôn với sư thúc Hân Lợi Hanh của Vô Kỵ Cuộc tình trộm lén giữa Phù và Tiêu bị chưởng môn Diệt Tuyệt biết được do Đinh Mẩn Quân tâu lại và Hiểu Phù bị Diệt Tuyệt đập chết. Nhưng Hiểu Phù có con gái với Dương Tiếu mang tên Bất Hối (ngụ ý Hiểu Phù không hôi hận đã yếu một người ma giáo ngoại đạo như Dương Tiêu!). Bất Hối được Vô Kỵ cứu và đưa gặp lại cha. Mười mây năm sau, trong tình huống éo le, Bất Hối gặp gỡ rồi thành hôn với Hân Lợi Hanh, tình mẹ duyên con.
Thứ hai, các phim mới ưa cho nhiều nhân vật, nhất là Dương Tiếu và Hiểu Phù ôm nhau hôn, bằng môi kiểu Tây phương, rất mùi mẫn. Hôn nhau bằng môi hoàn toàn không có mô tả trong YTĐLK của Kim Dung [7]. Những phim tập xưa, như bản Lương Triều Vĩ đóng vai Vô Kỵ khoảng giữa thập kỷ 80, cũng không có cái màn hôn môi này. CGĐL ngược lại thường mô tả những cảnh cắn nhau chí choé, cắn tay, giữa Hân Ly với Vô Kỵ, giữa Vô Kỵ với Triệu Minh như để minh chứng ngạn ngữ: "yếu nhau lắm cắn nhau đau". Tuy nhiên, ta cũng để ý Kim Dung tuy không dám nói thẳng nhân vật tiểu thuyết ông ta hôn nhau bằng ... môi, nhưng cũng đã gián tiếp đề cập đến việc KISS này ở đoạn một nhân vật nữ sau khi bị Vô Kỵ cắn lại, than phiền nàng bị chảy máu ở môi! Nhét vào hôn môi, hoặc hàm ý tí xíu, để lôi cuốn giới độc giả "trẻ", thuộc thế hệ sung sinh, babyboom, trở về sau.
Bây giờ, qua CGĐL, xin thử phân tích những thứ châ"t xám hoặc kỹ thuật chính yếu nào, đã khiến truyện chưởng Kim Dung được hàng triệu người say mê, qua nhiều thế hệ, và đưa tác giả lên hàng nhà văn lớn hiện đại của Trung quốc.
(i) Kinh dị kiểu Hitchcock và phim truyện phương Tây
Truyện chưởng Kim Dung có lẽ thứ truyện Tàu đầu tiên mang nhiều ảnh hưởng tiểu thuyết và phim ảnh Tây Phương.
Qua những điểm giống nhau giữa các phim Hitchcock và truyện chưởng Kim Dung, đề cập đến trong bài sô" 3 (Tiếu Ngạo Giang Hồ) và sô" 4 (Lộc Đỉnh Ký) ta thấy rõ Kim Dung đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của Hitchcock. Nhiều xen kinh dị và bí ẩn, đặc thù Hitchcock, thường dễ tìm trong nhiều tác phẩm nổi tiếng của Kim Dung, đặc biệt Cô Gái Đồ Long.
Xen rùng rỢn nhất của Hitchcock là cái màn người đàn bà bị đâm chết lúc tắm vòi sen trong phim Psycho. Trong Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung lọc hết các thành tô' chính xen rùng rỢn này (bất ngờ, không vũ khí và không vật che thân, nạn nhân không chỗ chạy) và dựng nên màn một công tử bị công chúa Mãn Thanh đập báng súng bất tỉnh để rồi tiện tay ... thiến mất thằng nhỏ của công tử. Công thức này cũng đã được áp dụng trong YTĐLK. Ở chỗ lúc Trương Vô Kỵ từ hoang đảo về Trung thổ với cha mẹ bị bắt cóc. Trước khi thả, kẻ gian đã đánh vào Vô Kỵ một cú Huyền Minh chưởng khiến Vô Kỵ bị trọng thương, không thuốc chữa trong nhiều năm. Xen rùng rỢn này đã áp dụng công thức "vòi sen" của Hitchcock như sau:
- bất ngờ: Không ai có thể ngờ kẻ lạ lại gian ác như vậy.
- người bị đánh không có vũ khí chông trả hoặc thân thể trơ trọi: trong Psycho, người bị đâm đang trần truồng tắm vòi sen. Trong Lộc Đỉnh Ký, công tử đang bị mê man bâ't tỉnh. Trong CGĐL, người bị đánh chỉ là một đứa nhỏ mới lên 10, đang bị điểm huyệt.
- nạn nhân không chỗ tránh né: hoàn toàn không chỗ chạy. Trong Psycho, nạn nhân bị bít lôi trong phòng tắm. Trong Lộc Đỉnh Ký, công tử bị bất tỉnh, chạy không được đề hòng cứu thằng nhỏ. Ớ đây, Vô Kỵ đang bị ôm chặt bởi cao thủ Mông cổ - trước khi bị đánh chưởng âm hàn.
Từ đầu đến cuối, CGĐL lúc nào cũng mang những bí ẩn kiểu thriller của Hitchcock, đặc biệt The 39 steps, The man who knew too much, Vertigo, North by NorthWest,.... Tạ Tôn là ai? Tại sao võ công y cao siêu mà lại khùng khùng điên điên? Kẻ thù Thành Khôn của Tạ Tốn là ai? Chừng nào y mới xuất hiện? Lúc xuất hiện tại sao y lại mang pháp danh Viên Chân đại sư! Ai đả thương Dư Đại Nham để suốt đời bị tàn phế? Ai giết Hân Ly, rồi ai ăn cắp đao Đồ Long trên hoang đảo? Bí mật của bảo đao Đồ Long là gì? Thiếu nữ áo vàng cứu Tạ Tốn khỏi tay Chu Chỉ Nhược, muốn giết để bịt miệng, là ai? Làm cách nào Vô Kỵ có thể chữa được bệnh nan y của mình? Vô Kỵ sau cùng sẽ lấy cô nào, hay sẽ có một lượt hai ba vợ? Ai giết sư thúc Mạc Thanh Cốc của Vô Kỵ để rồi Vô Kỵ bị hàm oan! Kim Hoa Bà Bà và Tiểu Siêu gốc gác từ đâu?
Người đọc luôn được Kim Dung đưa dẫn đưa từ chỗ bí ẩn này đến chỗ kinh ngạc khác. Và gần như tất cả những bí ẩn đó được kéo dài qua nhiều hồi, có khi đến CUÔÌ truyện, mới được giải thích thoả đáng.
Hai xen khác vinh danh Hitchcock được thể hiện trong CGĐL phải kể: (i) Trương Vô Kỵ bị kẻ gian bắt cóc khỏi tay cha mẹ, giống như con trai ông bà bác sĩ, James Stewart và Doris Day thủ vai, bị bắt cóc trong phim Hitchcock: The man who knew too much - Người biết
quá nhiều , với bản nhạc Que sera sera bất hủ. Và (ii) Đoạn Vô Kỵ được một trang chủ có nhiều chó săn nuôi nấng, nói gạt y rằng họ là những người chịu ơn Tạ Tốn mong y dẫn đi tìm Tạ Tốn để rước Tạ Tốn về phụng dưỡng trả ơn. Sau khi Vô Kỵ tình cờ phát hiện được âm
mưu của họ, họ tìm cách bắt Vô Kỵ tra khảo. Nhưng Vô Kỵ thoát được và rơi vào một sơn cốc rất sâu. Đoạn này xử dụng ý niệm "Ngủ với kẻ thù Sleeping with the Enemy , Hitchcock đã lăng xế trong phim The 39 steps. Trong phim đó, Hitchcock cho vai chính (Robert Donat) khám phá ra một bí mật - người chủ mưu có tật ở ngón tay út - và được biết phải đi trình báo với một người ở tận Tô Cách Lan. Vai chính mò lên Tô Cách Lan, ở trọ nhà người đó. ít lâu sau mới biết chủ nhà chính là người có tật ở ngón tay, chủ mưu một cuộc ám sát sắp được thi hành. Vai chính chỉ còn nước bỏ chạy, bị đám gian manh kia và chó săn rượt đuổi.
Những thành tô" khác thuộc dạng vinh danh hay áp dụng kỹ thuật kinh dị của Hitchcock đã được mô tả khá đầy đủ trong Thử đọc lại Kim Dung 3 và 4 .
Cũng như Lộc Đỉnh Ký, CGĐL đã áp dụng công thức phiêu lưu của truyện nổi tiếng phương Tây "Robinson Crusoe" cho 3 người Tạ Tốn, Thúy Sơn và Tô" Tô" lạc đến một hoang đảo miền Bắc Cực và phải sinh sông ở đó nhiều năm. Chỉ nội câu chuyện thuyền bị đắm rồi trôi giạt và sông sót trên một hoang đảo - đã luôn là một đề tài được giới phim ảnh Hollywood xào đi nấu lại nhiều năm, bằng nhiều phim khác nhau [8]. Việc sông còn trên một hoang đảo sau khi thuyền bị đắm luôn luôn khơi động trí tưởng tượng lý thú của mọi giới, qua nhiều thế" hệ. Chôn dâu phía sau 1 cuộc phiêu giạt đến một hoang đảo giữa 1 người nam và 1 người nữ là gì? Đó là dù muôn dù không, dù có hợp nhau hay không, hai người đó sớm muộn cũng thành vợ chồng ăn cá và ở chung trong một túp lều lá với nhau! Sinh tồn đi trước bản chất! Và Kim Dung đã không quên cơ hội xử dụng nó nhuần nhuyễn trong nhiều tác phẩm để đời của ông.
Áp dụng phim, truyện Tây phương của Kim Dung còn có thể tìm thấy trong vai Kim Hoa Bà Bà và con gái Tiểu Siêu. Kim Hoa Bà Bà chính thật là một công chúa rất đẹp, thủ lãnh của Ma giáo chính gô"c ở xứ Ba Tư. Nhưng bà ta lưu lạc trốn chạy vào Trung thổ với mục đích tìm quyển sách dạy võ bí truyền mang tên Càn Khôn Đại Nã Di rồi ở đó luôn. Trong Ma giáo Trung quốc Bà Bà đảm nhận vai trò rất cao, và được rất nhiều nam lãnh tụ trồng cây si. Từ đầu đến cuô"i truyện, bà giả dạng thành một người đàn bà xâu xí, lưng hơi gù.Khi quân Ma giáo Ba Tư tìm ra Bà Bà, bà mới cùng con gái Tiểu Siêu lột bỏ hoá trang hoàn hình những người đẹp nghiêng thành đổ nước. Đành phải trở về Ba Tư để cứu mạng giáo chủ Vô Kỵ như đã hứa. Lô"i hoá trang gù lưng rất giống với một nhân vật hiệp sĩ Pháp trong phim Le Bossu (hiệp sĩ lưng gù) - phỏng theo một tiểu thuyết nổi tiếng Pháp - được điện ảnh Pháp và Âu Châu quay đi quay lại tất cả chừng 6 lần. Trong đó có lẽ bản do Jean Marais và Bourvil đóng (1960), từng chiếu tại rạp Casino ở Saigon là hay nhất. Trong Le Bossu, một hiệp sĩ cứu được con gái nhỏ của lãnh chúa mình, đem về nuôi cho đến lớn. về sau, hiệp sĩ đó giả dạng thành một anh gù lưng len lỏi vào thành kẻ địch, đánh bại họ trả thù cho chủ. Rồi cưới con gái chủ.
Kim Dung cũng cho thấy rất nhiều tác phẩm của ông mang nặng ảnh hưởng của lối ílashbacks - kể lại chuyện xưa - được lăng xê qua "phim classic" rất nổi tiếng Citizen Kane (1941) của Orson Welles. Phim bắt đầu bằng cái chết của một tay cự phú, chủ nhân ông một cơ sở báo chí lớn lao. Sau đó một người muốn tìm hiểu về nguyên do đưa đến cái chết của nhà triệu phú, đã gặp và phỏng vân những người thân và quen biết - rồi được kể lại những chuyện cũ, qua Aashbacks. Trong Xạ Điêu Anh Hùng truyện, ta thấy chuyện từng người trong 5 đại cao thủ: Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Đoàn Nam Đế, Hồng Thất Công và vương Trùng Dương tranh chấp với nhau ra làm sao, được nhiều người lần lượt ílashback, thuật lại. Thành ra truyện Anh Hùng Xạ Điêu thật ra bao gồm thêm hai ba câu chuyện phụ nữa! Nhân vật trong các câu chuyện phụ của ílashbacks đều liên hệ, trà trộn và giao tác với nhân vật trong truyện chính. Kiểu đó gây cho người đọc nhiều hồi hộp và lý thú. Bởi sẽ có cảm tưởng lúc nào họ cũng khám phá thêm vài bí ẩn, tìm ra một sô" lý giải cho câu chuyện đang đến hồi gay cân. Hoà mình cùng nhân vật chính nghe chuyện đời xưa. Độc giả cũng dễ cảm chừng như được mua một tặng một . Trong CGĐL, rất nhiều bí mật và gốc gác nhân vật được tuần tự quay lại theo hồi ức của một vài chứng nhân. Đáng kể nhất, hồ sơ lí lịch của Kim Hoa Bà Bà, Tiểu Siêu, Phạm Dao một gián điệp Ma giáo nằm trong hàng ngũ của Triệu Minh, của Viên Chân tức Thành Khôn, của Dương giáo chủ, v.v.
Đối với những người khó tánh, không dễ bị thuyết phục bởi luận chứng về ảnh hưởng Hitchcock và các tiểu thuyết / phim ảnh nổi tiếng phương Tây trong truyện chưởng Kim Dung, một chi tiết nhỏ sau đây chắc chắn sẽ làm tăng sức thuyết phục về luận chứng đó. Chi tiết đó, trong CGĐL, được dàn dựng chung quanh nhân vật Thanh Dực Bức vương Vi Nhất Tiếu - một trong những lãnh tụ của Ma giáo. Đó là một châ"t xám loại kinh dị được Kim Dung đem ứng dụng từ các tiểu thuyết-phim ảnh lừng danh Tây phương. Kim Dung đã cóp toàn bộ cá tính và hành vi hút máu người ở cổ của quỷ nhập tràng DRACULA để tạo dựng nên nhân vật Vi Nhất Tiếu. Bá tước Vlad Dracula là một nhân vật có thật trong lịch sử của vùng Transylvania thuộc nước Romania (Lỗ Ma Ní) ngày nay. Trong khi cai trị cư dân trong vùng, vào thế kỷ 15, Dracula có những biện pháp trừng trị kẻ thù và tội phạm rất tàn ác. Đến năm 1897, nhà văn Bram Stoker viết nên một tiểu thuyết bán rất chạy, huyền thoại hoá bá tước Dracula thành một con quỷ nhập tràng chuyên hút máu người làm thức ăn chính. Đến lúc nền điện ảnh Hollywood phát triển người ta cho quay phim Dracula, và quay đi quay lại rất nhiều lần. Có lẽ phim Dracula là phim loạt quay nhiều nhất, chỉ sau loại phim James Bond mà thôi. Tài tử từng đóng vai Dracula nhiều lần chính là Christopher Lee, tướng người hơi cao, cằm nhọn.
Trong CGĐL, Kim Dung cho nhân vật Vi Nhất Tiếu mang biệt danh Thanh Dực Bức vương con dơi xanh chuyến dùng bữa bằng máu cắn hút ở cổ người, y hệt như Dracula. Vi Nhất Tiếu có tài khinh công, chạy bộ như bay. Khi đấu chiến y chỉ cần ôm được đối thủ rồi nhe hai hàm răng ra cắn vào cổ đôi phương, hút máu để giải quyết cả cơn đói lẫn cơn ghiền! Thật kinh dị.
Ỷ Thiến Đồ Long Ký cũng cho ta thấy Kim Dung đã không quên vinh danh những đóng góp đáng kể của nền điện ảnh Nhật Bản. Nhất là các phim: The Seven Samurai 7
người võ sĩ đạo qua 7 đệ tử Võ Đang của Trương Tam Phong; phim Rashomon - Địa Ngục Môn qua cách kể chuyện Hashback về nguyên ủy chuyện xưa (Kim Hoa Bà Bà, Tạ Tôn, V.V.), mỗi người thuật lại một kiểu theo trí nhớ đầy chủ quan của mình; và nhất là phim Hiệp Sĩ Mù qua kiếm khách mù Tạ Tốn.
Một trong những kỹ thuật then chốt làm cho truyện Kim Dung được nhiều người hâm mộ do đó có thể qui vào thành tô" kinh dị, Kim Dung đã áp dụng từ các tiểu thuyết và phim ảnh thuộc genre kinh dị của Tây phương, đặc biệt các phim của Hitchcock.
(ii) Tình huống éo le mới trong dàn dựng cũ
Đọc lại các truyện chưởng Kim Dung mà không đọc lại các bộ truyện kiếm hiệp xưa như Càn Long hạ Giang Nam , Lã Mai Nương , có lẽ ta sẽ dễ quên một điểm quan trọng: truyện Kim Dung rất khác những pho truyện kiếm hiệp cổ điển.
Kỹ thuật tiểu thuyết của Kim Dung đã biến đổi công thức của loại truyện kiếm hiệp Tàu, rất,... rất nhiều.
Trước hết Kim Dung áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết của Tây phương, ngày trước ta thường gọi tiểu thuyết luận đề. Đại khái, lồng vào nhân vật chính những mâu thuẫn to tát do ở giá trị của xã hội đương thời lúc nào cũng biến đổi, mặc dù biến đổi rất chậm. Rồi dùng những phép thần chú của ngòi bút, dần dà hoá giải các mâu thuẫn đó ở phần cuối truyện. Những tiểu thuyết lừng danh ở phương Tây như Cuốn theo chiều gió Gone with the wind , Kiều Giang Jane Eyre , Buồn ơi ta chào mi Bonjour tristesse , Romeo & Juliet đều giải tỏa rất hay, những mâu thuẫn trong giao tác giữa, hoặc hay hơn, mâu thuẫn trong nội tâm của, nhân vật.
Nếu so sánh với tiểu thuyết võ hiệp Tàu cổ điển với truyện chưởng Kim Dung, ta sẽ thây mâu thuẫn trong truyện Kim Dung được nhân mạnh rất rõ nét. Võ hiệp cổ điển thường quay chung quanh việc trả thù nhà nợ nước : Cao thủ nào đó giết hết cha mẹ nhân vật, xong rồi nhân vật được một đại sư hay đại ni cô nào đó cứu, và dạy thập bát ban võ nghệ cho. Khi thành tài và lớn lên, đi truy tìm kẻ thù thách đấu rồi hạ sát địch thủ, móc tim ra tế khấn vong hồn song thân. Kim Dung đã dùng những bốì cảnh cũ của truyện võ hiệp Tàu và truyền vào đó những nội công thâm hậu của kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây. Thí dụ, trong CGĐL, Triệu Minh một quận chúa Mông cổ lại phải lòng một người Hán có võ công trác tuyệt đang lãnh đạo một lực lượng mong lật đổ nhà Nguyên của triều dinh. Hoặc Hân Tô" Tô" một yếu nữ gốc ma giáo lại thành hôn với đệ tử đẹp trai Trương Thúy Sơn của Võ Đang, thuộc hàng danh môn chính phái. (Kim Dung chọn lối Romeo & Juliet để giải toả cho Thúy Sơn và Tô" Tô"). Kỷ Hiểu Phù người thuộc danh môn chính phái, bỏ hôn phu Hân Lợi Hanh, đi yếu cao thủ ma giáo Dương Tiêu. Rồi con gái Hiểu Phù và Dương Tiêu về sau lại thành thân với Hân Lợi Hanh, nô"i lại tơ vương đính ước giữa mẹ nàng với Lợi Hanh.
Ngoài những mâu thuẫn về tình cảm Kim Dung còn tô đậm nét và giải toả những mâu thuẫn giữa các xu hướng chính trị, hệ thông Khổng Mạnh, Lão Trang, và những hệ thông giá trị cổ truyền Trung quốc. Triệu Minh từ giã cha anh, vinh hoa phũ quý, phản bội triều đình đi theo tiếng gọi ơi ới của con tim. Trương Vô Kỵ lên được đến võ lâm minh chủ chính nhờ ở tính tình bộc trực ngay thẳng, đôn hậu. Nhưng không thể nào trở thành nhà lãnh đạo chính trị được. Vai trò đó phải nhường cho những người như Chu Nguyên Chương. Giải pháp Kim Dung chọn cho Vô Kỵ mang nhiều ảnh hưởng Lão Trang: Dong ruổi cưỡi ngựa cùng với Triệu Minh đi về hướng mặt trời lặn, để rồi ngày ngày kẻ lông mày cho nàng.
Các nhân vật chính đều có kẻ thù, nhưng hầu hết ân oán giang hồ đều được giải toả theo triết lý của Phật giáo, lấy đức báo oán, dụng nghĩa tha Tào. Trương Vô Kỵ râ"t oán hận các chính phái bởi cha mẹ chàng đã bị các chính phái bức tử, nhưng chàng vì nghiệp lớn, đứng ra hoà giải các chính phái với nhau. Vô Kỵ cũng thù Huyền Minh nhị lão đánh cú âm hàn chưởng, nhưng cuô"i truyện vẫn không giết Huyền Minh nhị lão, mà chỉ làm cho hai cao thủ đó đâm ra gây gổ hục hặc với nhau. Hân Tô" Tô" đâm mù mắt Tạ Tôn, nhưng Tạ Tôn sau đó lại kết nghĩa anh em với Tô" Tô" và Thúy Sơn, rồi nhận Vô Kỵ làm con nuôi. Tạ Tôn giết không biết bao nhiêu người nhưng sau cùng y phê" bỏ võ công và sẩn sàng chịu chết để đền tội, lại được giang hồ tha chết. Chỉ vì y bắt đầu giác ngộ. Tạ Tôn thù hận Thành Khôn nhưng khi đánh mù mắt và biến Thành Khôn thành người tàn tật mâ"t hết võ công, Tạ Tôn dừng lại tha chết Thành Khôn.
Điểm tổng quát thứ hai trong việc áp đặt mâu thuẫn lên nhân vật, chính là tình huống râ"t éo le luôn được dàn dựng trong truyện Kim Dung. Trong CGĐL, các môi thù hận mang đầy phức tạp, những môi tình toàn éo le ngang trái - chứ không giản đơn như truyện Tàu xưa cũ.
Thù hận phức tạp: (i) Kẻ thù bất cộng đái thiến của Tạ Tôn là Thành Khôn, chính ra sư phụ một của y; (ii) Kẻ thù của Trương Vô Kỵ rất khó xác định! Vì đâu cha mẹ y phải tự vẫn trước mặt đông đủ giới giang hồ? Vì đâu y bị một cú Huyền Minh thần chưởng để bị bệnh nhiều năm? Rất khó thiết lập nguyên do chính và kẻ thù chính của Vô Kỵ. (iii) Đến ngay kẻ thù của dân tộc là người Mông cổ, nhưng một quận chúa Mông cổ lại đâm ra mê chàng! (iv) Kẻ thù Dư Đại Nham là ai? Lại không truy ra được nguyên do trực tiếp khiến chàng bị bẻ tay bẻ chân! V.v.
Tình yêu ngang trái, éo le: (i) Hân Tô" Tô" (ma giáo) yêu Trương Thui Sơn (chính phái); (ii) Trương Vô Kỵ ban đầu yêu Châu Chỉ Nhược, nhưng cứ bị Diệt Tuyệt sư thái ngăn cản hoài, rồi bị Chu Chỉ Nhược đâm cho trọng thương trước sau 2 lần; (iii) Hân Ly, em cô cậu một Vô Kỵ, gởi trọn trái tim cho Vô Kỵ; (iv) Triệu Minh, gái Mông cổ, say mê trai Hán Trương Vô Kỵ, rồi rô"t cuộc phải chọn một trong hai ở nhà hay bỏ nhà theo chàng; (v) Kỷ Bất Hô"i con gái của ma giáo Dương Tiêu và chính phái Hiểu Phù sau này trong dịp săn sóc Hân Lợi Hanh đang bị trọng thương, đâm ra yêu người tình cũ của mẹ, và xin cha và Vô Kỵ cho phép tác hợp với Lợi Hanh. Kim Dung có vẻ áp dụng kỹ thuật ăn khách của Un certain sourire - Một nụ cười đáng nhớ , và Aimez-vous Brahms anh có thích nhạc Brahms không của Francoise Sagan, trong mốì tình Bất Hốì - Lợi Hanh. Tình yêu không phân biệt tuổi tác, hơi chéo, đô"i với suy nghĩ cổ kính của xã hội Tmng Hoa thời xưa.
Một điểm đượm sắc chu hồng mà tmyện chưởng Kim Dung vẫn thường xuyên đề cập và phân tích, phải kể: tính cách Hiệp Chủng quốc của xã hội Tmng Hoa, và giao tác giữa những cao thủ khác sắc tộc với nhau, trong bôi cảnh lịch sử Tmng quốc. Đây có lẽ là lôi tạo dựng nhân vật mới lạ nhưng rất sát với thực trạng xã hội, mà những nhà văn trước Kim Dung đều lướt nhanh qua hoặc hoàn toàn thiếu sót. Trong nhiều tmyện ta thây râ"t nhiều nhân vật chính không phải Hán tộc. Thiên Long Bát Bộ có Kiều Phong, Mộ Dung Phục, các nhà sư từ Thổ Phồn, từ Tây Tạng đến... Xạ Điếu Anh Hùng tmyện có Tây Độc Âu Dương Phong, Hoa Tranh công chúa, ... Ỷ Thiên Đồ Long ký bắt đầu với Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo từ miền Tây Vực, rồi Kim Hoa Bà Bà với Tiểu Siêu từ Ba Tư xa xôi, Triệu Minh quận chúa gốc Mông nhưng yếu trai Hán, Huyền Minh nhị lão, v.v. Kim Dung đã nếu lên rồi dùng ngòi bút, khi cương khi nhu, hoá giải các mâu thuẫn tiềm tàng tính chất sắc tộc trong xã hội Hoa.
Tóm lại, Kim Dung đã hiện đại hoá tiểu thuyết kiếm hiệp Tàu bằng cách cho vào đó những tình huống éo le của xã hội hiện đại - với những giải pháp sấn có của tiểu thuyết, phim ảnh thuộc xã hội tiên tiến Tây phương. Và đã trực tiếp nhìn thẳng vào những vân đề ắt có của một xã hội đa diện, đa văn hoá, đa sắc tộc của Tmng quốc trong dàn dựng dã sử của thời xa xưa.
(iii) Thế võ mới chưởng pháp mới
Những người từng đọc truyện Tàu hồi xưa chắc còn nhớ trong những truyện như Thuyết Đường, Tiết Nhơn Quí, Tiết Đinh San, Càn Long, Lã Mai Nương, v.v. các thế võ, đường côn, ngọn cước đều được mô tả rất có bài bản. Tức người viết phải biết qua các thế võ có thật của Thiếu Lâm Tự, hoặc Võ Đang, Côn Luân rồi mới đặt bút viết mô tả lối đánh của các thế võ đường quyền đó.
Đến lúc truyện của Kim Dung xuất hiện, người đọc khắp nơi bắt đầu làm quen với những thế vố ... mới mẻ, những đường kiếm tuyệt chiếu, theo kiểu xạo hết chỗ nói. Hoàn toàn phản khoa học, nhất là khoa vật lý Newton. Nhưng ngòi bút của Tra Lương Dung tiến sinh cao siêu đến độ ai cũng biết tiên sinh ba xạo, phóng bút phịa ra những thế võ, đường kiếm đó mà vẫn phải mê. Phải thức đêm thức hôm đọc cho hết đoạn kế. Hoặc xem đến bét mắt cho hết toàn bộ phim tập, mới được!
Đóng góp đáng kể nhất của Kim Dung trong võ công phải kể...CHƯỞNG. Rồi đến Nội Công, Khinh công. Những màn chữa trị nội thương, ngoại thương bằng các danh y kiểu Hoa Đà Biển Thước, hoặc đơn thuần bằng nội công do các tay cao thủ truyền sang người bệnh bằng đầu ngón tay - cũng được Kim Dung khai thác triệt để. Ở truyện chưởng Kim Dung ta thấy rất nhiều thế võ cao siêu gán đặt cho nhiều môn phái khác nhau, nhưng thường thường lại bị... thất truyền lâu năm.
Kể sơ sơ: Giáng Long Thập Bát Chưởng, Hàm Mô Công, Cửu Âm chân kinh, Nhất Dương Chỉ, Đả Cẩu Bổng Pháp, Độc Cô Cửu Kiếm, Tịch Tà Kiếm Phổ, Song thủ hỗ bác, ... Trong Cô gái Đồ Long đáng kể nhất: Huyền Minh thần chưởng, Càn Khôn Đại Nã Di tâm pháp, Cửu Dương chân kinh, Cửu Âm chân kinh, cửu Âm bạch cốt trảo, v.v. Chỉ có Thái Cực kiếm và Thái Cực quyền là có thật. Kim Dung còn xạo hết chỗ nói ở một truyện nào đó, tiên sinh đặt ra một cái màn cách sơn đả ngưu = đứng bên này núi dùng chưởng pháp đánh chết một con trâu đứng bến kia núi!
Trước Kim Dung, ít thấy màn đánh chưởng trong truyện Tàu. Đánh chưởng, tức đánh vào đối phương nguyên lòng bàn tay, được đẩy mạnh tới - với năm ngón tay chổng thẳng lên ười. Đây là một thế võ độc đáo do Kim Dung phát minh ra. Nếu một thế chưởng được một người có nội công thâm hậu, tức sức mạnh hùng tráng, tung ra, người bị đánh có thể bị trí mạng như chơi. Được thế, Kim Dung lại nhào nặn ra vài biến đổi của chưởng pháp.
Biến đổi thứ nhất phân chia hai loại chưởng: chưởng mang âm khí, như Huyền Minh thần chưởng - truyền âm khí và hơi lạnh vào người bị đánh; và chưởng mang dương khí như thứ chưởng pháp nhiều cao thủ thường xử dụng, mang nhiều chất nóng thuộc dương khí. Vô Kỵ bị trúng phải chưởng âm hàn Huyền Minh thuộc hành Thủy nên bị bệnh nhiều năm. Và chỉ có thể chữa trị được bệnh khi nội công bến dương khí - được gia tăng trong cơ thể. Nhờ ăn con ếch màu đỏ - màu của hành Hoả, thuộc dương - lại có duyên tìm đưọc và luyện được Cửu Dương chân kinh, Vô Kỵ mới khỏi bệnh.
Biến đổi thứ hai: nhiều loại chưởng pháp, không chạm thân thể, chỉ đánh vào không khí về hướng đối thủ. Tạo nên một làn sóng sức ép, của không khí bị nén, đả thương đối thủ như chơi. Hoặc đánh được cây tróc gốc. Đánh được trâu chết, đứng bên kia núi! Giáng Long thập bát chưởng của vua hành khất Hồng Thất Công, sau này truyền lại cho Quách Tỉnh (trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện), là thứ chưởng độc đáo kiểu này.
Trước phong trào tiểu thuyết Kim Dung vẫn có khinh công và nội công. Nhưng Kim Dung cho vào một ý niệm mới về nội công. Trong đó, nội công giống như một thứ dầu xăng cần cho xe hơi. Xe xịn có xăng dầu tốt, xe cũ, xe tồi ưa hết xăng và máy chạy yếu xìu xiu. Nội công cũng vậy. Khi cần hỗ trợ sức mạnh cho một người bạn cùng phe, cao thủ chỉ cần dí ngón tay vào phía sau lưng bạn, nội công sẽ chuyền qua cơ thể người bạn y như hút chuyền xăng từ xe này qua xe kia (cũng giông như chuyền điện, sạc pin ) - để người bạn đó mạnh hẳn lên, và có thể tung chưởng mạnh ra đối kháng với kẻ địch. Nhưng, cũng lại y như xe hơi chuyền xăng, người cao thủ nếu cứ tiếp tục truyền nội lực cho bằng hữu thì trong chính cơ thể y, nội công sẽ bị phân tán, và chính y sẽ mất hết sức lực, mất hết nội công. Phải ngồi yên hít thở vận lại sức hàng giờ. Nhưng đôi khi, vẫn có trường hợp nội lực bị mất, thì mất luôn không thể tập trung lại được nữa [Xem: Hấp tinh đại pháp trong Tiếu Ngạo Giang Hồ ]. Thật ngộ, thật hay, nhưng cũng thật xạo hết chỗ chê [9].
Một mốt khác cũng do Kim Dung lăng xê bao hàm nhiều tính hài: Tẩu hỏa nhập ma. Một cao thủ bị tẩu hoả nhập ma khi y cố” gắng hết sức để tập một môn võ công quá khó, quá phức tạp đòi hỏi một nội công cao siêu hay tư duy đặc biệt mà y không có. Tẩu hỏa nhập ma , theo Kim Dung, vô phương cứu chữa. Và có lẽ được tác giả vay mượn từ bệnh quỷ ám của Tây phương, nhiều khi được trị liệu bằng thầy trục quỷ, exorcist. Sau khi được lăng xê, tẩu hoả nhập ma được dùng theo nghĩa rộng, thường để mô tả một khoa học gia ngược đời, eccentric hay mad scientist, hay người bị quẩn trí vì học quá nhiều sách vở. Với âm tiết và ý nghĩa ngộ nghĩnh, nghe vui tai, nên không mấy chốc, cụm từ này đã du nhập và biến thành từ vựng của tiếng Việt.
Kim Dung còn ba phịa hết chỗ chê trong những mô tả về đường kiếm, thế võ: Kiếm Khí, đánh nhau bằng một luồn khí do nội công thâm hậu tiết ra thay cho kiếm thật. Cách không điểm huyệt, điểm huyệt đối phương không cần va chạm vào thân thể. Nhất Dương chỉ, chỉ ngón tay vào một điểm nhược trên mặt đôi thủ - chạm thật hay không không cần, và chỉ một và một cú mà thôi đánh bại đôi thủ ngay. Các lôi luyện võ, như dùng sọ người để tập đâm 5 ngón tay vào (Cửu Âm Bạch cốt trảo), cho nhện độc cắn vào mặt và hút máu, trao đổi với độc tô" để luyện một môn võ thật ...kỳ bí và độc hại, v.v.
Thế nhưng Kim Dung lại thành công. Thành công trong việc thuyết phục nhanh chóng độc giả chấp nhận rồi đâm ra say mê toàn bộ các thế võ, chưởng pháp, đường kiếm tưởng tượng phong phú đó. Thành công ấy có thể làm chúng ta liên tưởng đến nghệ thuật nhái điệu bộ của những impersonators. Rất nhiều impersonators có vóc dáng và khuôn mặt khác xa những người họ muốn nhái, như Elvis Presley, Richard Nixon, Jimmy Carter, Burt Lancaster, V.V., nhưng họ biết người xem chú ý nhiều nhất đến điệu bộ và cách nói, và chỉ ăn tiền ở chỗ đó thôi. Truyện chưởng Kim Dung cũng vậy. Mặc dù ai cũng biết những đường kiếm thế võ đó dóc tổ, nhưng lôi mô tả đến hình thức chung quanh các lốì xuất chiêu, các kỹ thuật luyện tập, cùng với những suy tính nhanh chóng của những cao thủ đang lâm trận - lại tạo được người đọc cảm giác hồi hộp hoặc sảng khoái hơn những lối đánh võ, thế kiếm thứ thiệt. Từ đó người đọc dễ quên tính cách hoang đường của chưởng, kiếm pháp, nội công, v.v. và ngược lại sẽ bị ma lực của truyện chưởng Kim Dung lôi cuốn và hút hết nội công!
Nhìn chung, người đọc Kim Dung phải nhìn nhận tài năng có một không hai của tiên sinh khi biết phóng túng hoá các thế võ đưa chúng ra ngoài các ràng buộc xưa cũ. Nhưng cũng đồng thời, giữ vững lô-gích và mạch lạc cho câu truyện, cho kết câu. Mô tả thật hay, thật sâu sắc về những tình tiết éo le, những mâu thuẫn xã hội nhiều tác giả khác ít chú tâm đến, và phân tích tỉ mỉ tâm lý nhân vật cùng những thắc mắc vô tận về hệ thông giá trị cổ truyền của Trung quốc.
(iv) Thắc mắc về hệ giá trị cổ truyền
Có lẽ nhờ ở thành tô" nhiều chất xám này, truyện chưởng Kim Dung đã thành công ngoài sức tưởng tựỢng. Trong bất cứ truyện nào của Kim Dung, ta cũng thây tiến sinh đặt ra những nghi vân về hệ thông giá trị cổ truyền của xã hội Trung quốc. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ , Kim Dung quan sát ý niệm người quân tử, và giới thiệu hạng ngụy quân tử như kiểu Nhạc Bâ"t Quần. Cũng trong truyện này, tiên sinh đưa vào đó một sô" kiếm khách pêđê đồng tính luyến ái bâ"t đắc dĩ. Qua Lục Mạch Thần Kiếm và Thiến Long Bát Bộ, Kim Dung đặt câu hỏi về kỳ thị chủng tộc - của người Hán đôi với các sắc tộc như Khiết Đan, với vai trò của người hùng Cái Bang mang tên Tiêu Phong. Đến câu hỏi về nguyên do của chiến tranh, về tham vọng khôi phục lại cơ đồ nước Đại Yên của Mộ Dung Công Tử. Rồi đến Lộc Đỉnh Ký, tác giả đánh giá lòng yêu nước của những người bến ngoài thường mang tiếng hợp tác với giặc, qua nhân vật Vi Tiểu Bảo. Lộc Đỉnh Ký cũng lại một luận đề về tự do
cá nhân, xuất phát từ Tây Phương, về tình yếu không ranh giới tuổi tác, chủng tộc, xu hướng chính trị, và giai cấp. Anh Hùng Xạ Điếu hay nhất ở nhân vật Đông Tà Hoàng Dược Sư và con gái ông, mang tên Hoàng Dung. Gàn gàn, tà ác, dưới mắt xã hội, nhưng độc giả lại rất thích. Gàn và tà ác, nhưng có thể vẫn liếm khiết và yếu nước như thường. Thần Điếu Hiệp Lữ kéo cho xụp bức tường kiến cô" của hệ Khổng Mạnh: Thầy nữ và trò trai - tuổi tác chếnh lêch lại yếu nhau. Thầy Tiểu Long Nữ lại bị mất trinh bởi một cao thủ thuộc danh môn chính phái. Nhưng trò Dương Qua không hề quan tâm và vin theo giá trị mới của Tây phương (do Kim Dung giới thiệu), phớt lờ như không, tiến mạnh lên đỉnh cao của tình yêu tuyệt đôi.
Chú ý nhất, YTĐLK đem ra chất vấn các hệ giá trị sau đây:
- phân biệt và kỳ thị giữa các phái võ chính tông như Thiếu Lâm, Nga Mi, Côn Luân, Võ Đang, v.v. và những băng đảng tà ma ngoại đạo, điển hình Ma giáo, tức Minh giáo của Trương Vô Kỵ. Đọc CGĐL xong, người đọc chợt cảm thấy ghét các phái chính tông bởi những phái đó chứa chấp rất nhiều cao thủ đạo đức giả, khẩu phật tâm xà.
-Phân biệt và kỳ thị chủng tộc, giai cấp, môn phái trong tình yếu: Triệu Minh, gái Mông, và Trương Vô Kỵ, trai Hán. Hân Tô" Tô", Ma giáo với Trương Thuý Sơn, chính phái.
- Câu nệ tuổi tác, tình mẹ duyên con - bị đánh đổ qua môi tình của Hân Lợi Hanh và Kỷ Bất Hôi. Lợi Hanh ngày trước đáng lẽ đã cưới mẹ của vợ là Kỷ Hiểu Phù.
- Phá đổ hàng rào luyến ái của Khổng Mạnh. Trai gái cầm tay nắm chân cho nhau là chuyện thường. Ai yêu ai trước cũng được. Người nữ, như Hân Tô" Tô" thây thích người nam, Trương Thúy Sơn, thì mời chàng sang thuyền uô"ng rượu nghe đàn. Triệu Minh, thâ"y cảm Vô Kỵ, cứ việc ngỏ lời trước đá lông nheo trước, để rồi cuối cùng nhờ Vô Kỵ ngày ngày kẻ lông mày, cho khuôn mặt trăng tròn cùng nét ngài của nàng, luôn được nở nang. Đây chắc chắn là một tuyệt chiêu của Kim Dung. Lôi cuô"n giới trẻ thuộc thê" hệ sung sinh ở thời thập niên 60. Lý do: Thanh niên phái nam, thây thích vì có trường hợp người con gái cua mình trước. Phái nữ, dĩ nhiên cũng thích vì thây Kim Dung cổ xúy quyền tự do phái nữ được bắn tiếng trước! Cảnh Triệu Minh mời mọc Vô Kỵ đến tửu điếm để cùng nàng đôi ẩm buổi tối là một xen lãng mạn nhâ"t nhì trong CGĐL. Lãng mạn không kém phải kể đến đoạn Triệu Minh và Vô Kỵ giả thành đôi vợ chồng mới cưới, phải giả uô"ng rượu ôm, ngủ ôm, lúc được tạm tá túc ở chòi tranh dưới chân núi Thiếu Lâm để dò la tông tích Tạ Tôn.
- Ranh giới phân biệt giữa chính và tà hoàn toàn bị tiểu thuyết Kim Dung biến ra mơ hồ, không phân minh. Trong suốt những năm lưu lạc giang hồ Vô Kỵ luôn luôn nhận thức lấy điều đó kinh qua nhiều lần gặp phải truân chuyên, hiểm nghèo. Trong giới tà ma ngoại đạo cũng có người tốt có người xâu. Chính phái cũng vậy. Chỉ có điểm khác nhau: chính phái lúc nào cũng râ"t chủ quan, lúc nào cũng tự mãn phe ta tốt, phe ta thuộc giữa giòng. Nhưng râ"t ít khi dừng lại, nghiêm túc khắt khe tự chất vân về giá trị và bản chất thực của mình, nhâ"t là đốì với một xã hội luôn biến chuyển, thay đổi không ngừng, mặc dù thường rất chậm. Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, chính phái cũng bị thôi nát như thường qua trường hợp Hà Thái Xung-
Kho Tàng Kiếm Hiệp
NHẠN MON QUAN
Ban Thục Nhàn chưởng môn phái Côn Luân, hoặc cô" chấp, thành kiến và chổng cực đoan như Diệt Tuyệt Sư thái, của Nga Mi.
- Tính chủ quan và tự cao, cô" chấp dễ đưa đến chia rẽ. Chỉ có đoàn kết mới gây sức mạnh. Điểm này cũng đã được Kim Dung nhân mạnh qua mô tả chia rẽ giữa các môn phái với nhau, và ngay cả trong nội bộ từng môn phái. Ma giáo (Minh giáo) cũng chia rẽ, nhưng sớm nhất thông và theo Kim Dung, sau này tạo dựng được một lực lượng nòng cốt trong công cuộc đánh đuổi quân Mông cổ. Chu Nguyên Chương lãnh tụ công cuộc kháng Nguyên đó, theo Kim Dung, đã xuất thân từ, hay ít nhất được hậu thuẫn của, nhóm Minh giáo này.
- Giá trị cũ: con gái trước khi lấy chồng phải còn trinh. Kim Dung đề xuất: Không cần thiết, bởi phương Tây đã thay đổi. Trong rất nhiều truyện ta thấy vâ"n đề trinh tiết được đề cập thường xuyên. Dương Qua vẫn yêu thầy mình Tiểu Long Nữ mặc dầu biết thầy đã bị mất trinh với một người khác. Trương Vô Kỵ sấn sàng kêu Chu Chỉ Nhược làm đám cưới gấp với mình, để che mắt thiên hạ, khi nghe Chỉ Nhược nói gạt rằng nàng đã bị thâ"t thân với một cao thủ khác, về sau, Chu Chỉ Nhược lại tuyên bô" trước toàn thể quần hùng, đệ tử đời thứ 2 của Võ Đang, Tông Thanh Thư là hôn phu của nàng. Mặc dù nét chu sa - dâu chứng của trinh tiết - vẫn còn trên tay của nàng. Nếu đem so sánh vân đề chữ trinh trong hệ giá trị Trung quốc, với hệ của đạo Hồi, ta sẽ thây hệ Trung quốc mặc dù cũng rất xưa cũ, mang tính mềm dẻo uyển chuyển dễ thích ứng với biến chuyển tất yếu của xã hội hơn. Và Kim Dung, có lẽ nhà văn đầu tiên của Trung Hoa đã nhìn thẳng và mạnh dạn tiến sâu vào con đường đầy kiếng kỵ taboo này.
Tuy vậy Kim Dung vẫn đề cao những giá trị cổ truyền Trung Hoa. Điển hình:
- Đề cao ngũ thường: Nhân (hay Trung), Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Hành động hy sinh của Vô Kỵ tại Quang Minh Đỉnh, nhằm hoà giải Minh giáo và các chính phái, cùng toàn bộ CGĐL đều đề cao giá trị của Ngũ thường. Ta cũng để ý, Kim Dung đã không bỏ sót việc mô tả cái cảm giác kỳ lạ của người Trung thổ, nhóm Vô Kỵ - Tạ Tô"n, khi gặp toán cao thủ người Ba Tư từ Trung Đông đến. Khi Tạ Tô"n thấy người Ba Tư hành động khác hẳn người Hán: Không tôn trọng hai chữ Tín, Nghĩa và dễ nuốt lời. Bởi trong văn minh Ba Tư, nơi có nhiều sa mạc và lạc đà, những ý niệm đó, hệ giá trị đó có thể khác với kiểu Hán tộc rất nhiều.
- Giải pháp cho rất nhiều trường hợp ân oán giang hồ, mâu thuẫn xã hội thường dựa vào lời dạy lấy đức báo oán , thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, của nhà Phật, và vào thuyết Trung-Dung của hệ Khổng Mạnh. Với DUNG trong bút hiệu Kim Dung viết ra y như Dung trong Trung-Dung. Trung Dung tức chọn một con đường ở giữa, không cực đoan quá khích. Trả thù cũng vậy. Tạ Tô"n trả thù Thành Khôn cũng chỉ giới hạn ở chỗ làm cho Thành Khôn bị phê" huỷ võ công để y không còn quậy được nữa. Rồi thôi. Rồi tự mình phế" bỏ võ công. Sau khi được giang hồ thông hiểu và tha mạng, Tạ Tôn giác ngộ, và đi tu.
- Một trong những hệ luận của thuyết Trung Dung tìm thấy trong truyện chưởng Kim Dung: Người đọc khó tìm thây một người hùng trở thành vô địch, minh chủ võ lâm cho đến
hết truyện. (Những người đọc nhiều truyện Tàu xưa trước khi đọc Kim Dung, sẽ thấy rõ điểm lạ kỳ này trong truyện chưởng Kim Dung). Trung-Dung có vẻ rất hợp khi đi đôi với ngũ hành, để đưa đến việc không xác định cao thủ vô địch về đường quyền hoặc thế kiếm. Lúc đầu ai cũng có cảm tưởng Trương Tam Phong phải là võ sư hạng 1. Nhưng Tam Phong có vẻ sợ Huyền Minh thần chưởng và bó tay trước bệnh trạng Dư Đại Nham và Vô Kỵ. Rồi đến Tạ Tôn tức Kim Mao Sư vương. Cướp đao Đồ Long trước hàng trăm cao thủ như chơi. Nhưng lại sơ ý bị Tô' Tô', phận gái, đâm mù mắt. Đến Vô Kỵ luyện được Cửu Dương chân kinh, Càn Khôn Đại Nã Di, tưởng như vô địch - rồi cũng bị Châu Chỉ Nhược trên rơ, đâm cho bị thương trước sau 2 lần. Sau lại xính vinh khi đâu với ba sư cụ Thiếu Lâm, phải nhờ đến Chỉ Nhược tiếp sức mới xong. Diệt Tuyệt Sư Thái tài giỏi như vậy nhưng cũng bị Triệu Minh và đám lâu la Mông Cổ bắt được. Dương Tiếu, người tài Ma giáo, lo tranh chấp bị Thành Khôn đánh lén suýt vong mạng. Trương Tam Phong sáng tác được Thái Cực quyền, lại bị cao thủ Mông cổ giả dạng sư Thiếu Lâm, đến đánh lén bị trọng thương sau nhờ Vô Kỵ đến cứu viện kịp thời.
Những phân tích và đặc biệt, chất vâ'n, hoài nghi về các hệ giá trị cổ truyền Tmng Hoa, trước thời Kim Dung gần như không có. Kim Dung đã hiện đại hoá tiểu thuyết kiếm hiệp Tàu bằng những đóng góp lớn lao đó. Và đã thành công.
(v) Cấp bậc trong võ lâm
Một trong những kỹ thuật Kim Dung thường xử dụng để gây thích thú cho độc giả: sắp xếp cấp bậc cao thủ trong giới võ lâm. Đó chính là một cải cách truyện võ hiệp hoàn toàn do Kim Dung đề xuất và sáng tác.
Điển hình nhất trong Xạ Điêu Anh Hùng truyện. Lúc đầu truyện, người giỏi võ nhất là Khâu Xứ Cơ thuộc phái Toàn Chân. Xong rồi nhóm Giang Nam thâ't quái, sư phụ của Quách Tỉnh. Theo truyện kiếm hiệp cổ điển có lẽ đến đó là cao cấp nhâ't. Nhưng không, sau đó xuất hiện Mai Siêu Phong và Trần Huyền Phong với thế' võ rùng rỢn Cửu Âm Bạch cốt trảo, trên cơ Giang Nam thất quái rất xa. Xong rồi đám cao thủ chạy theo bảo vệ bọn giặc Hoàng Nhan Liệt. Võ công cũng râ't cao siêu. Rồi lần lượt Võ Lâm Ngũ Bá xuâ't hiện, trong đó có ílashback thuật lại hành tung vương Trùng Dương lúc còn sinh thời. Qua ngón Nhất Dương Chỉ mượn từ Đoàn Nam Đế. Rồi đến Cừu Thiên Nhận, và Châu Bá Thông, tức lão ngoan đồng với ngón Song Thủ Hỗ Bác [10], sáng chê' trên đảo Đào Hoa sau nhiều năm bị Hoàng Dược Sư giam lỏng. Quách Tỉnh sau cùng gần như học được hầu hết các thế' võ chính của tất cả các cao thủ. Nhưng đến cuối truyện người đọc vẫn không thây Quách Tỉnh đánh hạ được Âu Dương Phong.
Như vậy, truyện Kim Dung mang hai thành tô" vừa lạ, dễ thu hút độc giả, vừa gây bực tức, nhưng cũng kích thích được độc giả, buộc họ phải suy nghĩ. Thành tô" thứ nhất: tiếp tục giới thiệu người giỏi sẽ có người giỏi hơn, và hơn cả một quantum, một cấp nhảy vọt. Mục đích: gây ngạc nhiên thích thú, lôi cuốn người đọc. Và thành tô" thứ hai: Do ở ràng buộc của thuyết âm dương ngũ hành, thuyết Trung Dung của Khổng Mạnh, thuyết Bất Nhị Nguyên của Phật giáo, không bao giờ ta có thể thấy vai chính hay một vai nào đó trở thành vô địch thiên hạ, trong các truyện chưởng của Kim Dung. Đây chính là thắc mắc của tại hạ suốt mây mươi năm không lý giải được, kể từ lúc đọc Xạ Điêu Anh Hùng truyện và Cô Gái Đồ Long.
Trong Cô Gái Đồ Long, thoạt đầu ta thấy Trương Thúy Sơn, học trò cưng của Trương chân nhân, có vẻ một người rất giỏi võ nghệ. Hân Tô" Tô" cũng vậy. Nhưng rồi Tạ Tô"n xuất hiện, võ công cao cường, kiến thức yêm bác. Trên cơ Thúy Sơn, Tô" Tô" mây câ"p. Lúc Thúy Sơn và Tô" Tô" trở về Trung thổ sau 10 năm sông chung với Tạ Tô"n ngoài hoang đảo, ta thây xuất hiện một hai cao thủ lạ mặt đem Huyền Minh thần chưởng ra đôi chọi với Trương Tam Phong và đánh vào Vô Kỵ một chưởng chí tử. Rồi Vô Kỵ có cơ duyên tìm được Cửu Dương Chân kinh, luyện được thêm Càn Khôn Đại Nã Di, cứu được Ma giáo. Sau đó lại học được thêm Thái Cực quyền và Kiếm do Tam Phong vừa sáng chê". Nhưng về sau vẫn bị Chu Chỉ Nhược đâm cho một nhát, và vẫn không thể hạ được ba vị đại thiền sư của Thiếu Lâm. Cũng không kết liễu được mạng sông của Huyền Minh nhị lão. Rồi cuối cùng vẫn bị Chu Nguyên Chương đánh thuốc ngủ vùi.
Trong khi đó, lúc nào Kim Dung cũng ca ngợi Trương Tam Phong, như một cao thủ hạng nhất thời đó. Nhưng tác giả lại cho Tam Phong già đến 100 tuổi, ít đụng độ với các cao thủ khác chỉ trừ một hai lần - choảng với đám cao thủ lạ mặt trong đội quân của Triệu Minh. Lần đầu đụng độ với Huyền Minh nhị lão chỉ chớp nhoáng nhưng chân nhân phải khựng lại đề phòng. Lần thứ hai, chân nhân bị mắc phải gian kế" bị đòn trọng thương. Cửu dương nội công của Tam Phong cũng không trọn vẹn như Vô Kỵ. So với tam đoạn luận Tây phương Trương Tam Phong rất khó thành vô địch thiên hạ - đúng y như ước muốn, dụng ý sâu sắc của Kim Dung.
Mơ hồ trong việc phân chia cấp bậc được Kim Dung lý giải trong đoạn cuô"i của YTĐLK. Lý giải theo kiểu Bâ"t Nhị Nguyên, sắc không, không sắc, không có, có không. Ở chỗ lúc Tạ Tôn được một trong 3 vị đại tăng, Độ Ách, cho phép quy y, nhận làm đệ tử. Độ Ách, với pháp danh họ Độ thuộc cấp cao nhất đương thời, cấp bậc thầy của phương trượng Thiếu Lâm, Không Văn. Pháp danh Không, như Không Văn, Không Tín, Không Kiến, lại vai vê" bậc thầy của các sư với pháp danh bắt đầu bằng Viên, như Viên Chân, tức Thành Khôn, thầy cũ Tạ Tôn. Tạ Tôn khựng lại, toan từ chô"i, vì như vậy cấp bực của y sẽ quá cao, cao ngang hàng với phương trượng của chùa Thiếu Lâm. Độ Ách cười và đại khái bảo Tạ Tô"n: Không là không, Viên cũng là không, ngươi là không, ta sư phụ của ngươi cũng là không. Vô tội, vô nghiệp, vô đức, vô cùng. Ta chỉ cần biết người là Tạ Tốn thôi
Tóm lại, một kỹ thuật mới lạ khác, so với truyện Tàu xưa, của truyện chưởng Kim Dung nằm ở chỗ luôn dành ngạc nhiên cho người đọc về những cao thủ chưa hoặc sắp sửa xuất hiện, và sự phân chia cấp bậc cao thấp giữa các cao thủ thường bị ràng buộc bởi lô-gích Ngũ Hành, rất đồng điệu và hài hoà với thuyết Trung Dung, và Bất Nhị Nguyên.
Âm Dương Ngữ Hành trong Cô Gái Đồ Long
Đóng góp tiêu biểu của Kim Dung trong việc canh tân cải cách tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình, ngoài những thành tô", chất xám ở trên còn phải kể, sáng chói và đặc thù nhất, thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Thật vậy Ngũ Hành với Kim, Mộc, Thủy, Hoả và Thổ, mặc dù luôn luôn có trong hầu hết các truyện Tàu - đã được khai triển tôi đa qua ngòi bút Kim Dung. Tất cả các giao tác, đụng trận giữa những nhân vật trong truyện chưởng Kim Dung đều được chi phôi chặt chẽ bởi chu kỳ sinh khắc của Ngũ Hành, phôi hợp với sinh động thịnh-suy Âm và Dương. Cũng vì vận hành và giao tác dưới sự điều phôi của Ngũ Hành, các võ sư kiếm khách trong truyện hầu như không ai lên được đến võ công tuyệt đỉnh. Hoặc, một kiếm khách A không dễ đánh lại một địch nhân B, để trả mối thù xưa, trừ phi Châu Dịch hay Kinh Dịch đã thay đổi hành tô" của A, để A trở thành tương khắc với B, khắc phục được B. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ , Nhậm Ngã Hành mạng Thổ bị Đông Phương Bất Bại (phía Đông, mạng Mộc) đảo chánh tiếm quyền giáo chủ Ma giáo. Nhậm Ngã Hành sau đó bị giam nhiều năm dưới lòng đất ở Tây Hồ - Hàng Châu, lại luyện được Hấp Tinh đại pháp. Vì ở dưới lòng Tây Hồ, Nhậm Ngã Hành sau đó biến dần sang mạng Kim thuộc phương Tây. Trốn khỏi Tây Hồ và được nhiều người tài giỏi hỗ trỢ, trở lại đánh bại Đông Phương Bất Bại, Tây khắc Đông.
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành [11] đã xuất hiện tại Trung quốc từ thời xa xưa, cả vài thế" kỷ trước Công Nguyên. Có giả thuyết cho thuyết này xuất thân từ môn phái Zoroaster ở Trung Đông. Tóm lược, trong vũ trụ và trời đất có 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, và Thổ. Mỗi Hành được liên kết với một phương hướng địa lý và một màu sắc khác nhau. Hành cũng liên hệ đến cá tính tổng quát con người, thường gọi Mạng.
Kim= phương Tây, màu Trắng. Kim khắc, hay trị được Mộc. (Tây khắc Đông)
Mộc= phương Đông, màu Xanh. Mộc khắc Thổ. (Đông khắc Trung)
Thủy= hướng Bắc, màu Đen. Thủy khắc Hỏa. (Bắc khắc Nam)
Hỏa= phương Nam, màu Đỏ. Hoả khắc Kim. (Namkhắc Tây)
Thổ= miền Trung, màu Vàng.Thổ khắc Thủy (Trung khắc Bắc)
Đó là chu kỳ tương khắc. Còn chu kỳ tương sinh như sau:
Kim sinh (hỗ trợ) Thủy (Tây trợ Bắc)
Mộc sinh Hoả (Đông trợ Nam)
Thủy sinh Mộc (Bắc trợ Đông)
Hoả sinh Thổ (Nam trợ Trung)
Thổ trợ Kim (Trung trợ Tây)
Tóm tắt bằng sơ đồ đính kèm.
Song song với Ngũ hành, còn có Thái Cực. Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi, tức Âm và Dương. Âm chỉ những gì lạnh, mát, thế tĩnh, vật mềm, ban đêm. Dương, ngược lại chỉ cái gì nóng, ấm, thế động, vật cứng, ban ngày. Lưỡng Nghi sinh ra Tứ tượng: Thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm. Tứ tượng sinh ra Bát quái: Càn, đoài, ly, chấn, tôn, khảm, cấn, khôn.
Sơ lược Âm Dương: Dương bắt đầu thịnh ở mùa Xuân, lên đến cực thịnh ở mùa Hè. Sau đó bắt đầu suy. Âm thịnh lên vào mùa Thu và tiến đến cực thịnh ở mùa Đông, lúc đó Dương lại suy. Trong bốn mùa:
Mùa Xuân: Mộc Mùa Hạ: Hoả Cuối Hạ - đầu Thu: Thổ Mùa Thu: Kim Mùa Đông: Thủy.
Âm Dương Ngũ Hành chính là lý thuyết căn bản và nền tảng cho khoa Phong Thủy (Feng Shui) rất thịnh hành trong việc định phương hướng tiện lợi trong việc trang trí và xây cất nhà cửa.
Bây giờ xin thử quan sát nhân vật trong CGĐL đã được bô" trí ra sao theo với Âm Dương Ngũ Hành.
Trước hết xin ghi nhận một vài định luật về sinh khắc ngũ hành, rút tỉa được từ Kim Dung, sau khi Thử đọc lại vài tác phẩm của tiên sinh.
Giữa hai người, thông thường nam và nữ, nếu người này cảm người kia trước, A thây thu hút bởi B, Kim Dung sẽ cho: Mạng hay hành của A bị khắc bởi hành của B. Thí dụ, Hoa Trân (Tây/Kim) mê Quách Tỉnh (Nam/Hoả). Hoả khắc Kim. Mặc khác, nếu A thường giúp đỡ B, để sau đó B thương lại A, rồi A và B yêu nhau, hành của A tương sinh cho hành B: Hoàng Dung giúp Quách Tỉnh học võ công của Hồng Thất Công. Mộc sinh Hỏa. Tình yêu cũng có thể xảy ra giữa bạn đồng môn cùng chung một hành với nhau: Dương Qua và Tiểu Long Nữ, cùng hành Thổ vì sông và tập vố trong cổ Mộ - dưới mặt đất. Thổ hợp với Thổ.
Đặc biệt trong CGĐL, Kim Dung ưa nhắc nhở và giúp độc giả nhận ra hành hoặc mạng của nhân vật bằng màu quần sắc áo, màu tóc, hay màu vũ khí của họ. Tiến sinh cũng ưa cho thêm vào những nhân vật một hai mạng xơ cua, để giải toả mâu thuẫn ở hạn chế sinh khắc Ngũ Hành.
Hân Tô" Tô" và Trương Thúy Sơn mang hành gì. Kim Dung mô tả Thuý Sơn ưa mặc complet, quần áo trắng. Màu trắng biểu tượng mạng Kim hành Tây. Tây khắc Đông. Thật rõ, Hân Tô" Tô" ưa mặc áo xanh, chỉ hành Thổ, phương Đông. Hân Tô" Tô" cảm ngay Thuý Sơn ngay khi lúc đầu gặp gỡ. Hành Thổ dễ bị hành Kim khắc.
Kim Mao Sư vương Tạ Tôn mang hành gì. Tạ Tôn, một quái nhân có râu vàng, tóc vàng. Mạng Thổ, màu vàng, miền Trung. Sư phụ dạy võ, tức từng giúp đỡ, Tạ Tô"n là ai? Thành Khôn tức Viên Chân, về sau. Hỏa sinh Thổ. Thành Khôn thuở ban đầu mang mạng Hoả. Tạ Tôn mạng Thổ, nên dù võ công râ"t cao siêu, vẫn bị mạng Mộc của Hân Tô" Tô" khắc trị. Tạ Tôn trong lúc sơ ý bị Tô" Tô" phóng kim châm đâm mù đôi mắt. Trong Ma giáo, chỉ có Tạ Tôn, mang hành Thổ, mới ưa giúp Kim Hoa Bà Bà, hành Kim, mà thôi. Thổ và Kim, không ai khắc ai nhưng Thổ sinh Kim. Rồi mạng phụ Tạ Tôn, lại là Kim (Kim Mao Sư vương), vẫn giúp mạng phụ Kim Hoa Bà Bà là Thuỷ. Bởi Kim Hoa Bà Bà có biệt danh Tiá Sam Long
Vương, Long tức rồng, sông dưới nước, Thủy. Rõ rệt: hồi hai người còn trẻ, Kim Hoa Bà Bà được nhiều người để ý, theo đuổi nhưng cuô"i cùng lại chọn một cao thủ bên ngoài Ma giáo. Những cao thủ Ma giáo bị chổng, bị thất tình do đó sàm tấu với giáo chủ làm tình làm tội Bà Bà. Chỉ có mình Kim Mao Sư vương Tạ Tốn đứng ra bênh vực Bà Bà. Bô" cục ngũ hành chỗ này thật chặt chẽ. Tạ Tôn tương sinh Kim Hoa Bà Bà trên hành chính lẫn mạng phụ.
Tạ Tốn lúc bị giam dưới đất tại chùa Thiếu Lâm, ngày ngày được nghe kinh kệ do ba cao tăng canh giữ đọc. Xin thử phân tích chi tiết: Bị giam ở hầm dưới đất , đất tức thổ,
Kim Dung khẳng định họ Tạ hành Thổ. Tại chùa Thiếu Lâm , Lâm nghĩa rừng, có nhiều cây, màu xanh: Thiếu Lâm có mạng Mộc. Mộc khắc chế Thổ. Đông khắc Trung. Mộc Thiếu Lâm giam Thể Tạ Tôn. Sau cùng Tạ Tốn cảm hoá, giác ngộ và quy y với ba vị cao tăng Thiếu Lâm kia. Thật rõ: Mộc khắc Thổ. Thiếu Lâm (Mộc) khiến Tạ Tốn (Thổ) dữ dằn cách mây cũng phải phọt phe . Nhưng có thể để ý, Kim Dung đã rất cẩn thận trong chi tiết. Ba vị cao tăng họ Độ đó người mang hành Thuỷ (bị hành Thổ của Tạ Tốn khắc), người hành Kim (Thổ sinh Kim), và chỉ có Độ Ách (khuôn mặt màu vàng) mang hành Thổ giông Tạ Tôn. Kim Dung cho Độ Ách nhận Tạ Tôn làm đệ tử.
Kim Hoa Bà Bà mang hành Kim từ phương Tây đến. Tóc bạc trắng. Hành Kim màu trắng. Kim lại khắc Mộc. (Cưa sắt cắt được gỗ). Tây khắc Đông. Đông ở đây được biểu tượng bằng y-dược sĩ Hồ Thanh Ngưu. Hồ Thanh Ngưu chuyến cắt dược thảo hằng ngày, mang tên lót Thanh nghĩa màu xanh, đích thị mạng Mộc. Thanh Ngưu và vợ bị Bà Bà tống cho một gậy táng mạng, trả thù riêng trong Ma giáo năm xưa. Nhưng Mộc sinh Hoả. Cây côi dễ làm mồi cho lửa. Mộc - Thanh Ngưu giúp Hoả - Vô Kỵ rất nhiều, khi y truyền hết nghề hốt thuốc chữa bệnh cho chú bé họ Trương.
Chu Chỉ Nhược hành gì? Chu Chỉ Nhược con gái của một tướng quân kháng Nguyên bị mồ côi, và gặp Vô Kỵ trên sông, ở một chiếc thuyền với Tam Phong và Ngộ Xuân. Chỉ Nhược đút cơm cho Vô Kỵ ăn, vì thằng bé bị bệnh nặng. Hai yếu tô": giúp Vô Kỵ - mạng Hoả, và gô"c gác có liên hệ đến sông nước. Giúp mạng Hỏa, chỉ có Mộc mới sinh Hoả. Chỉ Nhược ban đầu mạng Mộc - về sau Châu Dịch chuyển sang mạng Thủy. Kiểm chứng: Chỉ Nhược mớm cơm cho Vô Kỵ= Mộc sinh Hoả. Chỉ Nhược ưa mặc áo màu xanh. Thỉnh thoảng áo màu khác nhưng thường thường màu xanh, màu mạng Mộc, phương Đông. Chỉ Nhược khắc chế" Tạ Tôn, bắt dời Tạ Tôn đi chỗ khác sau khi ăn cắp đao Đồ Long. Mộc khắc Thổ. Lúc trên Quang Minh Đỉnh, Chu Chỉ Nhược đứng ngoài mách thê" võ cho Trương Vô Kỵ đang đâu chiến với từng cao thủ thuộc chính phái: Mộc giúp hay sinh Hoả. (Vô Kỵ mạng Hoả). Diệt Tuyệt Sư Thái tức giận kêu Chỉ Nhược dùng Ỷ Thiên Kiếm nhảy ra đâm Vô Kỵ. Ỷ Thiến kiếm màu xanh, mạng Mộc. Nhưng Chỉ Nhược tránh chỗ nhược và chỉ đâm Vô Kỵ trọng thương mà thôi. Khi Chỉ Nhược chôm được đao Đồ Long rồi, hành của Chỉ Nhược được Châu
£
Kho Tàng Kiếm Hiêp
Dịch hay Kinh Dịch chuyển dần sang hành Thủy. Bởi Chỉ Nhược chính là chủ nhân có chất lượng thực thụ của đao Đồ Long. Đồ Long đao màu đen, chỉ mạng Thủy, phía Bắc. Đồ Long, mang nghĩa chính giết rồng , cũng liên hệ đến Rồng. Rồng sông dưới nước, mạng Thủy. Dù mạng Mộc hay Thủy, hôn nhân Chỉ Nhược với Vô Kỵ, nếu thành tựu, cũng đều thích hợp. Mộc sinh Hoả, và Thủy khắc Hoả. Có điều nếu Vô Kỵ lấy Chỉ Nhược và nếu Chỉ Nhược vẫn giữ mạng Thủy, có thể Vô Kỵ sẽ trở thành chủ tịch hội sợ vợ không chừng, bởi Thủy khắc Hoả. Chỉ Nhược biến sang hành Thủy khi luyến xong Cửu Âm chân kinh và trở thành cao thủ võ lâm. Nàng khắc chế Vô Kỵ như chơi, mặc dù dùng mưu kế, và đâm soẹt vào người Vô Kỵ một nhát kiếm nữa tại Thiếu Lâm tự.
Thế rồi Vô Kỵ muốn cứu Tạ Tốn. Và muốn cứu Tạ Tốn phải nhờ Chỉ Nhược tiếp sức mới đánh lại 3 nhà sư kia - sẽ bàn đến sau. Tiếp đó Chỉ Nhược muôn giết Tạ Tôn để giữ bí mật xấu xa chôm Đồ Long đao, hoặc tung tích của Đồ Long đao. Nhưng thình lình có một thiếu nữ mặc áo vàng từ đâu xuất hiện cứu nguy Tạ Tôn và dùng cây trúc đánh bại Chỉ Nhược, chớp nhoáng trong vòng đôi ba chiếu. Thế tại sao Kim Dung không để thiếu nữ kia mặc áo trắng hay áo tím, áo xanh cho nó thơ mộng, thay vì áo vàng? Bởi áo vàng có màu Vàng, màu của mạng Thổ, của con cháu Thần Điếu Hiệp Lữ Dương Qua chuyến sông dưới đất nơi Cổ Mộ. Mạng Thổ mới trị được mạng Thủy của Chu Chỉ Nhược.
Cuối truyện, Kim Dung cho Chỉ Nhược mặc áo xanh trở lại. Dùng mưu khiến Hân Ly lộ diện chứng tỏ Hân Ly hãy còn sống, nhưng hơi quẩn trí, để Vô Kỵ tha thứ Chỉ Nhược. Xong rồi Mộc - Chỉ Nhược mới giúp Hoả - Vô Kỵ lần cuối bằng cách nhường cho chàng chức chưởng môn Nga Mi, rồi nàng thế phát trước mặt Tam Phong.
Như đã đề cập phía trên Trương Vô Kỵ mang mạng Hỏa. Bởi ngay từ nhỏ chàng đã bị Huyền Minh thần chưởng, in dấu bàn tay đen - mạng Thủy làm cho xính vinh gần chết. Thủy khắc Hỏa. Lửa dễ bị nước tưới tắt phụt. Vô Kỵ luôn luôn kiêng kị, bị khắc bởi mạng Thủy, cái gì màu đen, và phương Bắc. Vô Kỵ chỉ có thể chữa được bệnh bằng Cửu Dương chân kinh, thuộc Thái Dương chỉ mạng Hoả. Con nhái Vô Kỵ ăn được ở sơn cốc cũng màu đỏ, màu mạng Hoả, bổ dương. Để chông trả âm hàn khí do Huyền Minh thần chưởng gây ra. Làm giáo chủ Minh giáo, cũng lại chúng tỏ y mang mạng Hỏa. Bởi biểu hiệu Minh giáo là ngọn lửa. Sau này Vô Kỵ lại có nhiệm vụ đi tìm Thánh Hoả lệnh, một thứ ấn dấu của lãnh tụ Ma giáo, cũng có chữ Hoả , mạng Hoả. Và chàng tình cờ giật được Thánh hoả Lệnh từ các cao thủ Ba Tư, lúc họ sang tìm Kim Hoa Bà Bà.
Trừ Châu Chỉ Nhược, gần như tất cả những người nữ khác mế Vô Kỵ mang hành Kim. Hoả khắc Kim. Người mang hành Kim có gốc gác từ phương Tây. Tiểu Siêu, công chúa Ba Tư, ái nữ của Kim Hoa Bà, theo hầu Vô Kỵ và rất thương chàng. Hân Ly, em cô cậu Vô Kỵ,
rất mê y nhưng không biết có bà con. Hân Ly cũng có dính dáng đến mạng Kim, vì là đệ tử lâu năm của Kim Hoa Bà Bà. Và cũng mang mạng Kim bởi Hân Ly là cháu nội của Bạch Mi giáo chủ Hân Thiên Chính. Bạch Mi có nghĩa lông mi màu trắng. Trắng: màu của mạng Kim. Nhất là Triệu Minh, người Mông cổ - cũng hành Kim. Bởi nước Mông cổ nằm về hướng TÂY Bắc nước Tàu. Hoả - Vô Kỵ khắc được nhiều thiếu nữ đẹp từ phương Tây - mạng Kim
Để ý, Hoả sinh Thổ. Chính Tạ Tốn (mạng Thổ) khi nghe tiếng khóc oe oe chào đời của Vô Kỵ (mạng Hoả) đã trở nên bớt khùng. Hoả giúp Thổ. Sau đó Tạ Tốn xin nhận làm cha đỡ đầu cho Vô Kỵ.
Cũng nên để ý, Vô Kỵ mang mạng Hoả cực Nam nên không bao giờ chế khắc hay giết được Huyền Minh nhị lão - bởi họ mang mạng Thủy màu đen. Kim Dung, tôn trọng định luật Ngũ Hành, không thể để Vô Kỵ giết Huyền Minh nhị lão được. Vô Kỵ chỉ có thể dùng Càn Khôn Đại Nã Di, khiến cho hai người giận và cãi vã nhau suốt đời. Nhưng hay nhất vẫn trong trận đánh của Vô Kỵ và 3 đại sư tại chùa Thiếu Lâm. Ba đại sư đó mang hành gì? Đây cũng là điểm ngũ hành gút mắt của CGĐL. Tiên sinh mô tả: một nhà sư mặt đen, tức mạng Thủy. Một nhà sư mặt khô đét màu trắng bệt, rõ ràng mạng Kim. Một nhà sư có khuôn mặt vàng khè, mạng Thổ. Trừ nhà sư mạng Thuỷ - hai nhà sư kia đối với Vô Kỵ (mạng Hỏa) không khắc được Vô Kỵ. Đâu chiến rất khó phân thắng bại. Thế nhưng Kim Dung cho thêm một chi tiết lý thú: Ba nhà sư đó kinh kệ lâu năm với nhau nên khi đánh nhau suy nghĩ cùng một lượt và y hệt như nhau, tức tuy 3 mà 1. Và xử dụng cùng một thứ vũ khí. Cây roi dài, màu ĐEN! Tức 3 đại sư hợp lại với nhau ra mạng Thủy. Mạng Thủy hoàn toàn khắc được mạng Hoả của Vô Kỵ.
Khó quá, Vô Kỵ rất khó cứu được Tạ Tốn. Kim Dung lập tức nhét vào 2 chi tiết, khá lý thú nhưng rất khó phát hiện , để bảo toàn lô-gích ngũ hành, giúp Vô Kỵ thắng 3 đại SƯ:
- Kim Dung bày ra cái trò Thiếu Lâm tự gởi thiệp mời quần hùng đến tham dự việc xét xử Tạ Tốn được tổ chức vào ngày Tết ĐOAN NGỌ.
- Trương Vô Kỵ biết mình khó thắng, do ở trực giác: mạng Hoả sẽ bị Thủy khắc, nến nhờ Châu Chỉ Nhược tiếp sức.
Tiết Đoan Ngọ là gì, và tại sao lại phải tổ chức xét xử Tạ Tốn vào tiết Đoan Ngọ? Tiết Đoan Ngọ lập ra để tưởng niệm thi sĩ yếu nước Khuất Nguyên (thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên), đã đứng ra can gián tệ nạn tham nhũng tại triều đình, nhưng không được, về sau trầm mình xuống sông tự vẫn.
Kim Dung cho Thiếu Lâm tổ chức buổi xử Tạ Tốn vào tiết Đoan Ngọ - thay vì tiết Trung Thu, tiết Nguyên Đán - bởi tiết Đoan Ngọ rơi vào ngày mồng 5 tháng 5, giữa muà HÈ, đúng vào lúc Dương thịnh Âm suy. Dương thịnh, mạng Hoả của Vô Kỵ mới sung mãn tột độ, mới có thể cự lại 3 đại sư kia mang hành hỗn hợp là Thủy - vốn khắc tinh với hành Hỏa của chàng. Muốn cho chắc ăn, Kim Dung còn gởi Chu Chỉ Nhược sang trợ sức cho Vô Kỵ. Chu Chỉ Nhược mang biểu tượng mạng Thủy chính tông: phái nữ thuộc Âm, thông thạo Cửu Âm chân kinh, võ công bí kíp xuất phát từ Ý Thiên kiếm nhờ ở đao Đồ Long màu đen xì, màu đen của hành Thủy.
Mạng của Thành Khôn là một vấn đề nhức đầu không ít. Thành Ngôn thoạt đầu học chung thầy với giáo chủ Ma giáo Dương Phá Thiên. Sau lại đi tu ở chùa Thiếu Lâm lên đến cấp cao mang pháp danh Viên Chân. Thành ra Thành Khôn ban đầu mạng Hỏa (Ma giáo) sau đó dần dần sang Mộc (Thiếu Lâm). Tác giả xác nhận điều này: Lúc tàn trận ở Quang Minh Đỉnh người ta thấy xác chết (giả) của một nhà sư mặc áo màu Nâu - nhận ra chính là xác của Viên Chân. Thử để ý đến màu Nâu. Màu nâu thông thường là hỗn hợp của hai ba màu, trong đó thường có màu đỏ, xanh, và đen. Mạng của Thành Khôn rất khó xác định bởi y là một người quậy. Gây rối rắm trong chôn giang hồ. Ai y cũng phá hết thì y khắc ai, giúp ai đây. Bởi vậy Kim Dung cho y mặc một chiếc áo màu nâu để không xác định một hành thường trực của y. Nhưng vào đoạn cuối, trong cái khung thù hận giữa y và Tạ Tôn, với đệ tử cũ mang mạng Thổ, Kim Dung bắt buộc phải trả mạng Hỏa nguyên thủy lại cho y. Cho y dùng lửa (mạng Hỏa) đem đốt chùa Thiếu Lâm hòng giết một sư phụ bị y nhốt sau chùa, để tẩu thoát. Và cho nhật thực xuất hiện lúc y đang gay gắt đâu với Tạ Tốn. Ý nghĩa ngũ hành chỗ này cũng rất hay. Nhật thực làm ười đang sáng biến ra tối. Dương biến thành Âm. Mạng Thủy chế ngự. Thủy sẽ hạ Hoả - mạng của Thành Khôn. Tạ Tốn đui mù lâu năm nên đã quen. Thành Khôn bị nhật thực trở nên như mù. Sau đó bị Tạ Tốn móc mắt cho mù luôn, để rồi khi hết nhật thực, bị Tạ Tốn bẻ tay chân thành ra người tàn phế.
Tóm lại, có thể nói mặc dù Âm Dương Ngũ Hành rất dễ tìm thấy trong tất cả các truyện Tàu, toàn thể 5 hành tô" đã được Kim Dung khai thác sâu sắc trong các truyện của ông. Qua dàn dựng, bô" cục thật chặt chẽ, hợp lý, cũng như qua cá tính của, và giao tác giữa, các nhân vật. Chi tiết và lô-gích của Ngũ Hành đã được viết thật hay, thật sâu sắc. Nhất là ở đoạn cuô"i của Ý Thiên Đồ Long Ký.
Thay Lời Kết
Một trong những điểm đặc thù của truyện Tàu, giới mộ điệu có thể để ý: các nhân vật thường được liên kết với nhau từ truyện này sang truyện kia. Thí dụ: đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, ta thấy Tề Thiên đại thánh lúc náo loạn nơi thiên đình có đánh với Lý Tịnh và
con trai Na Tra. Đọc truyện Phong Thần, của một tác giả khác, Hứa Trọng Lâm, người ta sẽ gặp lại Na Tra, Lý Tịnh rồi các tướng lãnh chỉ huy các lực lượng bảo vệ an ninh trên trời như: Dương Tiễn, Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ, v.v. Ngay đến những tiên ông như Trần Đoàn, Quỷ Cốc tiên sinh, Đông Phương Sóc, ... ta thấy họ vẫn xuất hiện trong nhiều truyện Tàu của các tác giả khác nhau. Riêng Quỷ Cốc, thầy của các nhà thuyết khách Tô Tần và Trương Nghi trong Đông Châu Liệt quốc, cũng lại là thầy dạy bùa phép cho Tôn Tẩn và Bàng Quyên tại một nước khác, trong một truyện khác.
Rồi cái màn đầu thai, để thanh toán ân oán giang hồ trong một kiếp trước, trá hình bằng luật nhân quả của nhà Phật, lại được áp dụng, mang từ truyện này sang truyện kia. Hàn Tín bị vua nhà Hán và Thái Hâu giết, về sau đầu thai thành Tào Tháo với chủ đích quậy cho nát nhà Hán và thắt cổ giết một Thái Hậu khác [12]. Hạng Võ đầu thai làm Quan Công. Trong truyện Thuyết Đường, La Thành có tướng tinh Thanh Long (mạng Mộc), Đơn Hùng Tín tướng Bạch hổ (mạng Kim). Cả hai lại đụng độ với nhau trong một kiếp khác, ở một truyện khác (Tiết Nhơn Quí chinh Đông).
Truyện chưởng Kim Dung vẫn áp dụng truyền thống và công thức này trong liên kết giữa nhân vật từ truyện này sang qua truyện nọ. Rồi liên kết luôn cả thế võ đường kiếm. Xạ Điêu Anh Hùng truyện (XĐAHT) giới thiệu Võ Lâm Ngũ Bá và câu chuyện về Cửu Âm Chân Kinh với thế đánh cực kì hiểm ác: Cửu Âm Bạch Cốt trảo, dùng 5 ngón tay móc vào sọ đối phương. Ỷ Thiên Đồ Long ký móc nối với Xạ Điếu Anh Hùng bằng Cửu Âm Chân Kinh chôn dấu trong Ỷ Thiên Kiếm, bằng nhân vật Quách Tường con gái Quách Tỉnh, sáng lập ra phái Nga Mi, rồi Cửu Âm bạch cốt trảo được Mai Siêu Phong xử dụng ngày trước, nay lại được Chu Chỉ Nhược luyện tập thành thục làm quần hùng kinh hãi, v.v. Thần Điêu Hiệp Lữ tiếp nối theo Anh Hùng Xạ Điếu nhưng chú tâm đến các nhân vật khác. Và Ỷ Thiên Đồ Long ký vẫn không quên Thần Điếu Hiệp Lữ khi cho con cháu của Hiệp Lữ, thiếu nữ áo vàng họ Dương, nhảy vào hoá giải đánh bại Chỉ Nhươc vào đoạn cuối của YTĐLK.
Kỹ thuật liên kết nhân vật của truyện Tàu cổ điển được Kim Dung chế biến thêm bằng lôi liên kết chưởng pháp, đường kiếm chắc không nằm ngoài mục đích đánh vào tiềm thức hoài cổ nostalgia, người đọc thường có. Hoặc làm tăng tính khả tín của câu chuyện: Nghe nói dóc lập đi lập lại nhiều lần, thét rồi người nghe cũng phải tin! Hoặc tiếp tục dùng hay khai thác một công thức đã thành công.
Kỹ thuật liên kết nhân vật gần như hoàn toàn không có trong truyện văn xuôi hay tiểu thuyết Việt Nam.
* * *
Trong mấy năm rồi, thỉnh thoảng vào những lúc trà dư tửu hậu, một vài bạn người Hoa - cả Lục địa lẫn Hongkong có cho biết truyện chưởng Kim Dung vẫn còn được hâm mộ tại các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới. Phong trào quay phim tập dựa theo các truyện Kim Dung hiện được truyền nhiễm từ Hongkong, Đài Bắc sang lục địa. Nhiều công trình nghiến cứu cấp bậc học sĩ (cử nhân), thạc sĩ và tiến sĩ, dùng đề tài truyện Kim Dung - vẫn thường được sinh viên lựa chọn - tại nhiều đại học ở Á Châu, kể cả Việt Nam.
Nhiều mạng chuyến về Kim Dung bằng nhiều thứ tiếng khác nhau đã được thiết lập trên internet. Muốn tìm các mạng bằng tiếng Anh để đọc truyện chưởng Kim Dung chuyển ngữ sang tiếng Anh, có thể truy cập - qua Google, Yahoo, webcrawler, v.v. - bằng hai từ chính yếu: Jin Yong (tức Kim Dung). Điểm đáng chú ý: Đa sô" những bạn người Hoa đều không mây ngạc nhiên khi họ nghe nhân vật trong truyện Kim Dung theo ngũ hành rất sát. Bởi đôi với người Hoa đó là một chuyện dĩ nhiên. Cũng y như ta nói hay bàn về ảnh hưởng Khổng Mạnh hay Lão Trang, hoặc triết học Đông phương, trong truyện Tàu này hay truyện Tàu nọ. Một chuyện đương nhiên. Người Tàu viết truyện tất nhiên phải mang rất nhiều châl Tàu, từ Âm Dương Ngũ Hành đến triết lý Tàu, ảnh hưởng Khổng Mạnh và Lão Trang, v.v. vào truyện của họ. Như người Tây phương viết truyện xảy ra ở Mỹ, ở Âu Tây - tự nhiên sẽ chứa đựng các hệ giá trị xã hội, truyền thông, tôn giáo, cùng triết học Tây phương. Nhưng có một điểm gây nhiều phân khởi. Cũng bởi người Hoa mặc nhiên thừa nhận như vậy, họ ưa dẫm vào vết chân của những người đi trước, y hệt như tính chủ quan, rồi tự mãn của các chính phái trong truyện CGĐL. Họ thường phớt qua và không bao giờ ngồi xuống nghiên cứu những điểm cơ bản đó. Và những bạn người Hoa đều xác nhận như vậy: Họ chưa tìm thây một bài viết nào từ phía lục địa hay Hongkong phân tích kỹ về chi phôi của định luật ngũ hành trên các nhân vật và tình tiết trong truyện chưởng Kim Dung.
Điểm phấn khởi đó sinh ra cảm hứng viết và hoàn tất bài này.
GHI CHÚ
[1] Phim được thực hiện vào năm 1935, với vai chính do tài tử nổi tiếng thời đó: Robert Donat, thủ diễn. Lúc đó Hitchcock hãy còn ở Anh quốc, chưa sang Mỹ.
[2] Xem: 'Thử đọc lại Kim Dung 3: Tiếu Ngạo Giang Hồ" và "Thử đọc lại Kim Dung 4: Lộc Đỉnh Ký" trên các mạng vietkiem.com hoặc nhanmonquan.com , aihuucongchanh.com , talawas.org , perso.wanadoo.fr/charité , hoặc các báo Đi Tới tại Quebec Canada, Thời Luận ở Orange County Caliíbrnia, Vietnam Daily SanJose, Việt Luận Sydney, úc.
[3] Một người bạn Hongkong cho biết tác giả Tra Lương Dung (Kim Dung) đã được chính quyền Bắc Kinh cấp cho một căn nhà nghỉ mát tại khu Tây Hồ ở Hàng Châu - để ông tùy nghi xử dụng cho đến cuối đời. Tin này chưa được kiểm nhận.
[4] Trong bản Ý Thiến Đồ Long Ký mới hiện nay, đoạn Trương Tam Phong gặp Trần
Hữu Lượng tại Thiếu Lâm tự hoàn toàn bị cắt bỏ. Trần Hữu Lượng là một nhân vật lịch sử có thật, sau này lãnh đạo một nhóm kháng Nguyên khác với nhóm Chu Nguyên Chương, người đánh đuổi được quân Mông cổ và sáng lập ra nhà Minh. Trong CGĐL, Kim Dung mô tả Trần Hữu Lượng như một người cực kỳ xảo quyệt, quậy chỗ này, quậy chỗ kia. Có một tài liệu đâu đó, chưa được phôi kiểm, cho rằng Trần Hữu Lượng mang giòng máu An-Nam (Xem: Thử đọc lại Kim Dung 2: Nguồn Việt ).
[5] Chu Chỉ Nhược phải viết họ Châu mới đúng với chữ Hán. Họ Châu và Chu là hai họ khác nhau! Lại một yiệc lộn xộn của mấy Thầy quốc ngữ ban đầu. Họ Châu như Châu Ân Lai (Zhou En Lai) và họ Chu như Chu Dung Cơ (Zhu Rong Ji) - cả hai đều là Tổng Lý (thủ tướng) của Trung quốc - viết, đọc và mang nghĩa khác nhau. Châu mang nghĩa "vòng" hay "cứu tế", và Chu mang nghĩa chính "đỏ thắm" (chu hồng) viết gần giông với "Tru", có nghĩa "giết" (tru di tam tộc). Họ Châu đã có từ thời cổ đại, thời Nhà Châu, rồi Đông Châu như trong Đông Châu Liệt Quốc . Người Việt phía Nam, có lẽ vì kị húy chúa Nguyễn Phúc Chu, nên tông hết Chu sang Châu. Người phía Bắc gọi hết bằng "Chu". Còn sót vài ngoại lệ do ở thói quen bị lộn xộn: Phía Bắc vẫn gọi "Châu báu", "Bích Châu" mà đáng nhẽ gọi "Chu báu/ Bích Chu" và ta vẫn gọi lầm "chu toàn /chu du / chu kỳ" đáng lý ra: châu toàn/ châu du / châu kỳ". Những người mang họ Chu hay Châu gặp rắc rối không ít khi muôn suy tìm gia phả thật chính xác.
[6] Chu Nguyên Chương, tức Minh Thái Tổ, mang họ CHU như Chu Dung Cơ, chứ không phải Châu.
[7] Xin xem: Nguyên Nguyên, "Thử viết về hôn" tại mạng Aihuucongchanh.com hoac Vietnamdaily.com (Vietnam Nhat Bao, xuất bản tại San Jose).
[8] Gần đây nhất: Phim 6 Ngày 7 Đêm 6 Days 7 Nights (1998) với Harrison Ford và Anne Heche. Phim CastAvvay (2000) với Tom Hanks.
[9] Một người bạn (T.T.D.) góp ý: Kim Dung cũng hoang đường trong vấn đề ngôn ngữ. Không biết nhân vật trong các truyện nói thứ tiếng gì mà mọi người dù xuất phát từ các tỉnh, các khu vực khác nhau của nước Tàu đều nói cùng một thứ tiếng, một phương ngữ, hiểu nhau nhanh chóng, không cần thông dịch viên. Điểm hoang đường này ngày nay vẫn thường thấy trên phim ảnh Hollywood.
[10] Đính chính: Trong Thử đọc lại Kim Dung 4: Lộc Đỉnh Ký , có một lỗi nhỏ: Song hổ đả bác. Xin sửa lại: Song thủ hỗ bác. Mạng ngũ hành của Châu Bá Thông sau khi luyện được Song Thủ Hỗ Bác chính là mạng Mộc. Bời Châu Bá Thông bị giam cầm tại đảo Đào Hoa cây cối chung quanh xanh tươi, màu xanh mạng Mộc - gần 20 năm. Mỗi tay đánh một kiểu võ khác nhau, hỗ tương nhau. Ngoài ra, Hỗ trong Hỗ Tương có phát âm gần giông với Hổ, con cọp - chúa Sơn Lâm. Lâm chỉ cây cối, rừng rậm: mạng Mộc. Nhờ ở Châu (kinh) Dịch biến mạng dần ra mạng Mộc, Châu Bá Thông đánh trả được Hoàng Dược Sư, biệt danh Đông tà - hướng Đông, mạng Mộc. Mộc ngang ngửa với Mộc.
[11] Lế Văn Sửu (1998) Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Nxb Văn Hoá Thông Tin.
[12] vương Hồng sển (1989) Thú Xem Truyện Tàu. Nxb Xuân Thu in lại, theo bản cũ đã từng xuất bản tại Sàigòn, năm xưa.
0 nhận xét: