Một số nàng hỏi ta vì sao có khi gọi là Tiêu Phong, có khi gọi là Kiều Phong? Đây là giải thích: Tiêu Phong hay Kiều Phong, là một trong ba nhân vật chính nhất trong truyện kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ do nhà văn Trung Quốc Kim Dung sáng tác. Cuộc đời của Kiều Phong cũng có thể nói là một bản tóm tắt bộ Thiên Long Bát Bộ…
Tiêu Phong hay Kiều Phong thì thực chất cũng chỉ là một người ma thôi (ảnh minh họa)
Cha mẹ
Cha và mẹ Tiêu Phong là người Khiết Đan. Cha tên Tiêu Viễn Sơn, khi xưa cùng vợ và con nhỏ vào Trung Nguyên để thăm mẹ vợ, nhưng lại bị các cao thủ đứng đầu Trung Nguyên vây đánh ở Nhạn Môn Quan. Sau mới biết do âm mưu khôi phục nước Yến của Mộ Dung Bác mà Tiêu Viễn Sơn đã bị vu oan là vào Trung Nguyên để ăn cắp bí kiếp võ công Thiếu Lâm Tự.
Võ công của Tiêu Viễn Sơn thuộc hàng thượng thừa, nhóm các cao thủ Trung Nguyên này bị đánh chết gần hết. Ngay cả đại ca lãnh đạo của nhóm cũng bị đánh trọng thương. Trong lúc giao chiến, người vợ không biết võ công đã bị đánh chết. Quá bi thương, Tiêu Viễn Sơn ôm vợ con nhảy xuống vực tại Nhạn Môn Quan tự vẫn.
Khi đang nhảy xuống, thấy đứa con thơ nay đã tròn một tuổi hóa ra vẫn sống, chưa bị các cao thủ giết hại, Tiêu Viễn Sơn đã quăng con lên trở lại khỏi vực. Đứa con này được trưởng bối đại ca lãnh đạo tha cho không giết chết, đem giao cho 1 cặp vợ chồng tiều phu họ Kiều nuôi nấng. Do đó nên Tiêu Phong còn có tên là Kiều Phong.
Sau này, khi lớn ên phát hiện ra cha ruột là Tiêu Viễn Sơn, Kiều Phong đã dùng lại tên Tiêu Phong.
Bang chủ Cái Bang, mọi người kính nể
Khi còn nhỏ, Kiều Phong đang chơi đùa trong núi, bị 1 con sói tấn công. Một sư phụ Thiếu Lâm đi ngang cứu giúp, nhận Kiều Phong làm đệ tử và truyền dạy võ công. Sau này do duyên số, Kiều Phong được vào Cái Bang. Nhờ võ công siêu việt và tính cách hiệp nghĩa, đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiều trọng trách được giao, Kiều Phong được Uông Kiếm Thông bang chủ đương nhiệm của Cái Bang truyền lại chức Bang Chủ. Kiều Phong được cả giang hồ kính nể về tài nghệ lẫn nghĩa khí. Câu nói “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung” đã nổi tiếng không ai không biết trong chốn gian hồ.
Trong 1 lần tình cờ gặp Đoàn Dự tại quán rượu, do hữu duyên cả 2 kết thành anh em kết nghĩa. Lúc này Kiều Phong vẫn chưa biết nguồn gốc mình là người Khiết Đan.
Trong yến tiệc chiêu đãi nhậm chức Bang Chủ, Mã phu nhân (vợ của Mã phó bang chủ Cái Bang) là một người đàn bà dâm tà, phải lòng Kiều Phong. Nhưng Kiều Phong lại không ngó ngàng, làm Mã phu nhân sinh hận. Người đàn bà này dùng nhan sắc dụ dỗ một số người có chức trong bang và xúi chồng nói ra nguồn gốc Kiều Phong cho thiên hạ biết. Từ đây Kiều Phong mới biết tên của mình chính là Tiêu Phong. Sau đóbị phế ngôi vị bang chủ. Tuy nhiên lại không oán hận một lời.
Người Khiết Đan và người Trung Nguyên đã có thâm thù từ lâu vì Khiết Đan luôn rình rập đánh chiếm Tống Triều. Người Trung Nguyên thường gọi người Khiếtt Đan là cẩu Liêu. Nhưng do được nuôi nấng từ nhỏ ở Trung Nguyên, Kiều Phong một lòng bảo vệ Đại Tống.
Hàm oan mang thân, không oán người vô tội:
Sau đó, 1 người giấu mặt, dịch dung thành Tiêu Phong rồi giết cha mẹ nuôi là tiều phu họ Kiều, vị sư phụ cùng những người năm xưa tham gia vào trận đánh ở Nhạn Môn Quan, sau đói đổ hết lên đầu Tiêu Phong. Tiêu Phong mang tội bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Tất cả anh hùng Trung Nguyên đều thù hận và muốn giết chết Tiêu Phong.
Tiêu Phong biết chuyện, đoán rằng đại ca lãnh đạo năm xưa ra tay bịt miệng, liền lên đường đi tìm đại ca lãnh đạo. Trên đường đi gặp khá nhiều cao thủ, nhưng không ai đánh lại và Tiêu Phong luôn tha mạng cho họ.
Vì cứu người, một thân chống quần hùng
Trong khi điều tra, Tiêu Phong gặp A Châu trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. A Châu bị phương trượng chùa Thiếu Lâm đánh bị thương. Vì lòng hiệp nghĩa, Tiêu Phong muốn cứu sống A Châu.
Đại hội anh hùng diễn ra ở Tụ Hiền Trang, tất cả các nhân sĩ võ lâm và các môn phái tập trung lại để bàn ra kế hoạch bắt Tiêu Phong. Biết rằng Tiết Thần Y – người duy nhất có khả năng cứu A Châu – cũng đang tại đại hội này, Tiêu Phong liều mình dẫn A Châu vào đại hội anh hùng để A Châu được cứu, dù biết rất nguy hiểm.
Tiết Thần Y nhận lời chữa trị cho A Châu, nhưng mối thù giữa quần hùng và Tiêu Phong thì không thể bỏ qua. Trận chiến không thể không xảy ra. Trước khi đánh, Tiêu Phong lấy rượu ra uống xem như tuyệt giao với các bằng hữu trước đây. Trận chiến diễn ra, một mình Tiêu Phong chống quần hùng, Hàng Long Thập Bát Chưởng uy trấn thiên hạ. Mới đầu Tiêu Phong còn giữ lòng nhân nghĩa, không ra tay tuyệt tình, nhưng về sau, dưới áp lực to lớn, Tiêu Phong mất tự chủ, giết hết phân nửa người tham gia đại hội. Tiêu Phong vì xót thương, hối hận, không muốn giết thêm người vô tội, lại kiệt lực thiếu sức, định tự vẫn để tạ tội. Trong lúc đó có một người mặc áo đen nhảy ra cứu.
Giữa hiếu và tình
Sau khi cứu, người áo đen kia bỏ đi, sau này mới biết đó là Tiêu Viễn Sơn – cha ruột của Tiêu Phong. Về phần A Châu sau khi được cứu, nàng trốn thoát ra ngoài, ngày đêm đứng đợi ròng rã ở Nhạn Môn Quan chờ Tiêu Phong đến vì nàng đoán Tiêu Phong sẽ đến để điều tra lại nguồn gốc và để xem năm xưa cha của Tiêu Phong viết gì trên vách đá trước khi tự vẫn. Tiêu Phong đến và gặp A Châu. A Châu cảm mến tính hiệp nghĩa khí phách của Tiêu Phong. Tiêu Phong mến nàng vì luôn có nàng bên cạnh an ủi và chia sẻ hoạn nạn. Chữ viết kia thì đã bị người khác xóa hết.
Sau này, do hiểu lầm nên Tiêu Phong nghi ngờ Đoàn Chính Thuần – cha của A Châu – là đại ca lãnh đạo. Tiêu Phong hẹn Đoàn Chính Thuần ra quyết đấu. A Châu vì thương cha nên cải trang thành Đoàn Chính Thuần, Tiêu Phong vô tình giết chết A Châu. Từ đó cảm thấy hối hận khi biết Đoàn Chính Thuần không phải là vị trưởng bối đại ca năm xưa và lại càng không phải là người đã giết chết cha mẹ nuôi và ân sư của mình, rồi mình đã giết oan A Châu. Tiêu Phong nguyện sau khi trả thù cha mẹ xong sẽ tự vẫn để tạ tội.
Ân oán đến hồi kết
Sau này Tiêu Phong lưu lạc sang Khiết Đan, được vua Khiết Đan (Gia Luật Hồng Cơ) kết nghĩa anh em. Sau đó Tiêu Phong lại trở về Trung Nguyên, lên Thiếu Lâm Tự cùng kết nghĩa huynh đệ với Hư Trúc và Đoàn Dự, sau này mới biết cha là Tiêu Viễn Sơn vẫn chưa chết. Tiêu Phong cuối cùng cũng gặp được vị trưởng bối đại ca năm xưa, vốn là trụ trì của Thiếu Lâm Tự, và tìm ra Mộ Dung Bác tại Thiếu Lâm Tự. Ân oán được giải bởi một bị cao tăng đắc đạo ẩn dật thành một vị sư quét lá đa trong Tàng Kinh Các. Tiêu Phong được rửa sạch hàm oan. Oán thù chấm dứt. Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác thành hòa thượng. Vì nguyện một lòng hướng Phật, Tiêu Viễn Sơn từ con. Cho dù Tiêu Phong quỳ trước cửa Thiếu Lâm Tự 7 ngày 7 đêm cũng không ra gặp.
A Châu và Kiều Phong
Một thân đánh đổi muôn dân
Tiêu Phong trở lại Khiêtt Đan mới biết nhà vua định xâm lược Nam triều Đại Tống. Tiêu Phong được vua phong chức Nam Viện đại nguyên soái cầm đầu quân lính tấn công Nam triều. Tiêu Phong ra sức can ngăn vì không muốn thấy cảnh thường dân vô tội bị tàn sát, nên bị nhà vua bắt giam. Nghĩa đệ Hư Trúc Tử (mới đổi tên sau này, Hư Trúc là pháp danh của Phật gia, đổi thành Hư Trúc Tử – pháp danh của Đạo gia) và Đoàn Dự cùng nhân sĩ võ lâm đi giải cứu. Anh em Cái Bang muốn Tiêu Phong nhận lại ngôi vị bang chủ và lãnh đạo. Nhưng Tiêu Phong không chấp nhận.
Sau đó tất cả chạy đến Nhạn Môn Quan. Quân Khiết Đan do nhà vua lãnh đạo lúc này cũng đã tràn đến Nhạn Môn Quan chuẩn bị đánh vào Đại Tống. Do viên tướng canh cửa Nhạn Môn Quan của nhà Tống sợ hãi trách nhiệm, hèn nhát, nên không chịu mở cửa quan cho quần hùng Trung Nguyên rút chạy. Quân của Đoàn Dự (giờ đã là vua nước Đại Lý), phối hợp cùng quân của Hư Trúc (chủ nhân Linh Thứu Cung, cũng là chủ nhân 72 động 36 đảo, và cũng là phò mã của Tây Hạ), cùng tất cả các anh hùng Trung Nguyên như Cái Bang, Thiếu Lâm… một lòng chống quân xâm lược đứng chờ sẵn tại Nhạn Môn Quan.
Hư Trúc và Đoàn Dự xông vào trận bắt được vua Khiết Đan. Vì tránh để sinh linh đồ thán, thường dân vô tội bị chết oan, Tiêu Phong yêu cầu sẽ thả Gia Luật Hồng Cơ, nếu ông hứa không được đánh Tống nữa. Sau đó vua Khiết Đan rút quân và hứa nếu ông còn sống thì quân Khiết Đan sẽ không bao giờ đánh Tống.
Lúc này, Tiêu Phong là một người Khiết Đan lại đi phản lại vua Khiết Đan, với phía Tống triều thìg lại là một Liêu cẩu, ngay cả chỗ dựa cuối cùng là A Châu cũng đã chết từ lâu. Trời đất bao la nhưng không có chỗ nương thân, không còn cách nào khác, đành phải lấy cái chết để tạ tội với tổ tông và để chứng minh rằng mình hoàn toàn trong sạch. A Tử – em của A Châu – móc cặp mắt trả lại cho Du Thản Chi – kẻ si tình bậc nhất trong Thiên Long Bát Bộ, rồi ôm Tiêu Phong nhảy xuống bờ vực Nhạn Môn Quan, bi kịch ba mươi năm trước lặp lại.
Vương Ngữ Yên - nhân vật nữ chính trong Thiên Long bát bộ
-----------------------
0 nhận xét: