Trung tuần tháng 4, đáp ứng lời mời của Đại học Thanh Hoa, minh chủ võ lâm Kim Dung một lần nữa đến thăm Đài Loan, làm dấy lên làn sóng ...

Một trăm câu hỏi dành cho Kim Dung


Trung tuần tháng 4, đáp ứng lời mời của Đại học Thanh Hoa, minh chủ võ lâm Kim Dung một lần nữa đến thăm Đài Loan, làm dấy lên làn sóng Kim Dung nơi bản địa. “Quán trà Kim Dung” gánh vác trọng trách nặng nề với hàng trăm ngàn fan Kim Dung, chúng tôi hết sức cố gắng thay mặt mọi người để có được cơ hội tới gặp mặt Kim Dung. Đúng vào buổi trưa hôm Kim Dung tiên sinh chuẩn bị rời Đài Loan, trong một khoảng thời gian hạn hẹp, chúng tôi đã thỉnh giáo ông về “Một trăm câu hỏi Kim Dung”, từng câu từng câu một ngay trước mặt tiên sinh. Đối với từng câu hỏi của các fan, Kim Dung đều trả lời một cách hào hứng phân khởi, ngay cả những câu hỏi cũ rích đã được hỏi đi hỏi lại nhiều rồi, Kim Dung tiên sinh cũng đáp: “Rất thú vị, rất thú vị!”

Lần thỉnh cầu này, trong một khoảng thời gian hạn hẹp, với một trăm câu hỏi mà các fan muốn hỏi Kim Dung nhất, thật đúng là thập cẩm thứ gì cũng có. Có người nhai đi nhai lại rất nhiều nghi vân trong truyện, có người rất hứng thú với đời sông riêng tư của Kim Dung tiên sinh, có người thỉnh giáo về linh cảm viết văn, còn có một vị “cuồng nhân” đến khiêu chiến, tự xưng có thể tìm ra một nghìn lỗi sai trong các tiểu thuyết, nhưng cũng đạt được sự hưởng ứng tích cực. Kim Dung nói chỉ cần anh/chị ta có thể chỉ ra một cách rõ ràng năm trăm lỗi sai (chữ viết sai không tính), tất sẽ có phần thưởng lớn, có thể thấy rằng Kim Dung rất tâm huyết với các tác phẩm, đối với các fan cũng rất tôn trọng.
Còn có người muôn hỏi chiếc giường Hàn Ngọc trong Thần Điêu Hiệp Lữ cụ thể nằm ở vị trí và phương hướng nào, vị quản gia này, ngài cũng thật quá nhập vai rồi! Lại có người dùng đủ mọi cách chỉ mong tiểu thuyết của Kim Dung xuất bản thêm vài bộ nữa, hoặc giả chỉ chen vào vài nội dung mới mẻ trong truyện cũng được.
Ví dụ như có người muốn biết “kết cục của kết cục sau cùng” của Ý Thiên Đồ Long Ký, có người quan tâm đoạn đời tiếp theo của Vi Tiểu Bảo, có người đề nghị sửa lại Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, muốn cho Tần Nam Cầm sống lại và cùng chung với Mục Niệm Từ cùng yêu Dương Khang tạo thành tình tay ba v.v...Trải qua tìm hiểu khi biên tập, được biết Kim Dung tiên sinh trước mắt ngoài việc sửa sang lại các bộ tiểu thuyết cũ, đối với việc sáng tác tiểu thuyết mới có vẻ không có hứng thú mấy.
Trong quá trình chọn lựa đề mục, chúng tôi cố gắng hết sức chọn ra các câu hỏi không trùng lăp, hoăc những câu Kim Dung chưa trả lời bao giờ trong bất kì trường hơp nào. Bây giờ xin mời các fan Kim Dung theo dõi trước!    
                                                                       


1. Ba chục năm trước có hai bộ tiểu thuyết "Đế cương tranh hùng ký" và "Kiếm thần truyện", xin hỏi có phải là tác phẩm thời kỳ đầu cửa ngài hay không? (Dư A Khánh - Đào Viên)
Kim Dung: Không phải.

2.       Giả sử tàu vũ trụ đưa ngài lên không gian, nhưng chỉ được đem theo một quyển sách, ngài sẽ chọn tiểu thuyết võ hiệp của mình chứ? Nếu có thì là quyển nào? (Trần Hành - Đài Bắc)
Kim Dung: Tôi sẽ không chọn tác phẩm của tôi đâu. Mình lại đi đọc sách của mình thì còn ra cái vị gì nữa. Nếu chỉ được chọn một quyển sách, hừm, hiển nhiên sẽ là Shakespeare toàn tập.

3.       Các tác phẩm của ông gần như đều đã được quay thành phim truyền hình hoặc điện ảnh, nhưng đa số đều không nhận được những lời bình tốt. Nguyên nhân phần nhiều đều do kịch bản và nguyên tác khác nhau quá xa, thậm chí tính cách nhân vật và tình tiết trong truyện thường bị thay đổi hoàn toàn không nhận ra diện mạo nữa. Xin hỏi Kim Dung tiên sinh, ông có đích thân xuất mã, giám sát sản xuất một bộ phim truyền hình hoặc điện ảnh về tác phẩm của mình, để làm thành một bộ phim kinh điển của Kim Dung không? Đây có thể xem như là một kiểu tập chú của chính Kim tiên sinh với tác phẩm của mình? (Mạch Thành Hùng-Hồng Kông)
Kim Dung: Đích thân giám sát thì không được, nếu làm thì tôi sẽ làm biên đạo, tức kiêm cả biên kịch và đạo diễn. Vậy mới có thể nắm bắt được toàn cục, chỉ giám sát thì e không thể khống chế được các tình tiết của phim. Nhưng tôi cũng không thể làm biên đạo được!

4.       Cháu là một thằng bé mười chín tuổi thi rớt và đang muốn thi lại, trong lòng cháu thường nghĩ ngợi về cuộc đời tương lai của mình. Tiểu thuyết của ông khiến cháu vừa thất vọng cũng vừa hi vọng về nhân phẩm và tính cách con người. Tiểu thuyết chẳng cứ phải ám chỉ ai cả, nhưng thường xuất hiện những tình huống quá giống với cuộc sống hiện thực, vì vậy các tác phẩm của ông cung cấp cho cháu rất nhiều cơ hội thức tỉnh chính mình. Và điều cháu muốn hỏi ông là, văn chương có nhất định phải tải đạo? Nếu chỉ viết về gió hoa tuyết trăng, trữ tình cảm tính, thì đó là những tác phẩm rất vô nghĩa và vô ích với xã hội con người; phải chăng những tác phẩm như thế tha không viết còn hơn? Xin ông cho cháu biết quan điểm của mình? (Lâm Du Lợi - Cơ Long)
Kim Dung: Không cứ, một bộ phận văn chương sẽ giảng giải đạo lý, một bộ phận chỉ thể hiện cảm xúc, đều được! Nếu tất cả các tác phẩm chỉ giảng đạo lý, thì sẽ chẳng có gì thú vị nữa, vẫn cần có những tác phẩm viết về tình cảm.

5.      Có phải ông đã từng học võ công hay đã từng giao hữu với giới giang hồ hoặc các cao thủ võ lâm? Không thì sao có thể viết được nhiều tác phẩm lớn đến vậy? (Trương Mai Tử - Bản Kiều)
Kim Dung: Tôi chưa từng học qua võ công, cũng chưa từng giao hữu với những người biết võ công. Đều không quan trọng! Cũng như, không chỉ nữ nhân mới viết được về nữ nhân, không phải đi làm kỹ nữ thì mới viết được về kỹ nữ. Chăm đọc sách, chịu khó quan sát, lĩnh hội nhiều là được.

6.       Ông có ngồi thiền tu luyện nội công không? (Lâm ức Minh)
Kim Dung: Không.

7.       Trước mắt ông quan niệm thế nào về cái chết? (Diệc Tình)
Kim Dung: Tôi khá tin vào thuyết con người sau khi chết sẽ sang kiếp khác của nhà Phật, nhưng cũng không tuyệt đối tin.

8.       Hiện tại đối với ông thứ gì quan trọng nhất? (Dương Thế Tân)
Kim Dung: Những người mà tôi yêu quý (gồm vợ, con, bạn bè vv...) đều đối tốt với tôi, tôi cũng đối tốt với họ.

9.      Vì sao mỗi lần đến Đài Loan, ông chỉ đến năm, sáu ngày? Ông có thể sắp xếp một lộ trình đi chỉ gặp mặt các fan của Kim Dung, tổ chức một buổi diễn giảng khắp Bắc Trung Nam không? (Chu Lập Nhân)
Kim Dung: Hiện tại tôi rất bận, trong tương lai nếu rảnh rỗi, rất hi vọng sẽ có một cơ hội như vậy.

 10. Các fan Kim Dung cuồng nhiệt như vậy, thật ra ông cảm thấy thế nào?Có cảm
thấy phiền phức không? Xin ông cứ nói thẳng, đừng ngại! (Mã Lị Lị)
Kim Dung: Tôi rất vui, không hề phiền phức!



11.      Ông có vị tri kỷ nào vốn chỉ là fan của mình không? Nếu độc giả viết thư cho ông, ông sẽ trả lời chứ? (Trừng Tử)
Kim Dung: Có, phó tổng biên tập Thời báo Trung Quốc Tô Đăng Cơ chính là một ví dụ tiêu biểu. Tôi rất hi vọng được tận tay trả lời thư, nhưng thực tình quá bận bịu, nên không thể trả lời thư của từng bạn đọc một, nhưng tôi rất thích được độc giả viết thư cho mình.

12.      Ông đã bao giờ bị các fan cuồng nhiệt quấy nhiễu chưa? Họ quấy nhiễu thế nào? (Tiểu Anh)
Kim Dung: Tôi không có nhiều kinh nghiệm lắm về sự làm phiền của độc giả, đại loại là viết rất nhiều thư, chỉ là rất nhiều thư mà thôi!

13.      Ông học vấn uyên bác, danh lợi đều gặt hái, lại được xã hội bội phần kính trọng. Vậy hiện giờ trong lòng ông còn điều sợ hãi nào không? Nếu có, thì đó là gì? (Văn Thanh)
Kim Dung: Điều sợ hãi lớn thì không có, điều sợ hãi nhỏ thì có, chính là sợ độc giả không yêu thích tôi nữa! (Kim tiên sinh mỉm cười) Còn nữa, tôi cũng sợ người thân ra đi, sợ bạn bè ra đi, nhưng với cái chết của chính mình thì tôi lại không hề sợ hãi.

14.      Kim tiên sinh có dùng máy tính không? (Trương Tuấn Đường)
Kim Dung: Không dùng, không dùng, căn bản là tôi phản cảm với máy tính. Nhưng đôi lúc cũng dùng, đại khái khi ghi chép các tài liệu tiếng Anh mới dùng, hoặc đánh cờ vây trên máy tính, bán sách qua mạng, những lúc khác đều không dùng.

15.      Hiện tại ông có học gì mới không? (Vưu Kỳ)
Kim Dung: Nghiên cứu lịch sử La Mã, vì tôi rất có hứng thú với thời đại đó, với cả học ngoại ngữ nữa.

16.     Nghe nói ông rất thích học ngoại ngữ, hiện giờ ông đang học ngôn ngữ nào? (A Phân)
Kim Dung: Đấy cũng vì nghiên cứu sử La Mã mà bắt đầu học, chính là tiếng Latinh. (Nhưng Kim Dung tiên sinh nói, ông vốn không định cho độc giả biết thứ ngôn ngữ mình đang học, sợ học không tốt, nói ra sẽ bị áp lực.)

17.      Chuyến du lịch gần đây nhất của ông là đi đâu? Địa điểm dành cho lần du lịch tới sẽ là? (Quách Tú Hoa)
Kim Dung: Chuyến gần đây nhất là Kanazawa - Nhật Bản, lần sau có lẽ sẽ đến mạn Thiên Tân trong đại lục.

18.      Hiện tại ông đang ở Hồng Kông hay Úc? Nghe nói ở Úc ông có biệt thự rất lớn, kho sách cũng đã được chuyển đến đó rồi, thật không ạ? (Lương Thông Tài)
Kim Dung: Những nơi tôi ở gồm có Hồng Kông, Úc, Anh và Hàng Châu. Ớ Úc chỉ như một cái house, chẳng phải là đại biệt thự gì cả, có một bộ phận sách được chuyển tới đó, vì tôi thích đọc sách, đi đến đâu cũng muốn xem sách.

19.      Ông có định về quê nhà ở Kim Hoa - Chiết Giang dưỡng lão không? (Cao Kinh Bình)
Kim Dung: Quê tôi là Hải Ninh - Chiết Giang, không phải Kim Hoa - Chiết Giang, nếu muốn dưỡng lão, có thể tôi sẽ chọn Hàng Châu hoặc Úc, chứ không định chọn quê nhà.

20.      Có người nói mấy năm gần đây ngôn luận của ông dường như bày tỏ thiện chí tích cực đối với chính phủ Đảng Cộng Sản Trung Hoa, ông có đồng ý với điều này không? Vì sao? (Lưu Ý)
Kim Dung: Tôi không đồng ý, tôi chưa bao giờ bày tỏ thiện chí với bất cứ các phái hoặc bên nào, mà tôi chỉ ủng hộ với ai đề ra chính sách tốt.

21.      Kim lão, ông đã bằng lòng viết thông sử Trung Quôc, vậy tại sao không viết tiểu thuyết võ hiệp nữa? (Dương Quân Phố)
Kim Dung: Cảm hứng của tôi hiện giờ là lịch sử, tiểu thuyết cũng viết hết rồi, đều đã sức cùng lực tận rồi. Tiểu thuyết lưu hành bây giờ, loại hình cũng không giống với trước đây nữa.

22.      Tôi nghĩ Kim Dung cũng vô tình hoặc cố ý đặt một phần kinh nghiêm cửa cuộc đời mình vào các nhân vật trong tiểu thuyết. Chẳng hay Kim lão có đồng ý không ạ? (Vương Di Nhân)
Kim Dung: Có.

23.      Trong Thiên Long Bát Bộ, Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc và Tảo Địa Tăng, thực ra võ công của ai mạnh nhất? Gồm cả nội lực, kinh nghiêm lẫn tuyệt kĩ v.v...? (Thái Tử Chính)
Kim Dung: Tảo Địa Tăng mạnh nhất.


24.      Xin hỏi có phải ông sẽ mở một trang web Kim Dung riêng? Để tiện cho ông và độc giả có thể giao lưu, đọc và tìm hiểu về các tác phẩm cửa mình gần đây? (Tô Quang Chí)
Kim Dung: Không, tôi rất phản cảm với Internet, và không dùng email, thực ra tôi cũng rất phản cảm với máy tính; tôi thích sách, không thích máy tính, nên trông thấy sách sẽ rất vui; máy tính dùng để chơi cờ vây thì còn tạm được.

25.      Xin hỏi nền móng văn chương của ông được tạo thành như thế nào? (Du Thừa Hoàn)
Kim Dung: Đọc nhiều sách, từ nhỏ tôi đã thích đọc sách.

26.      Khi viết bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên, ông đang trong trạng thái như thế nào? Trong đầu có sẵn một câu chuyên, khi viết ra là thành tiểu thuyết võ hiệp? Hay trong lòng đã rất rõ là sẽ dùng các yếu tố cửa kết cấu tiểu thuyết võ hiệp và những nội dung tương quan, rồi mới bắt đầu xây dựng thành một bộ tiểu thuyết vỗ hiệpỶ (Chiêm Lương Bành)
Kim Dung: Ngay từ đầu tôi đã xác định sẽ dùng hình thức của tiểu thuyết võ hiệp để viết, nhưng không lên kế hoạch gì cả. Khi bộ đầu tiên bắt đầu được đăng báo, tôi chỉ tùy hứng viết xong được một nửa đã vội vàng đưa lên, nên đến cả bút danh cũng chưa nghĩ ra, đành phải lấy chữ “Dong” trong tên của mình tách làm hai phần thành bút danh “Kim Dung”, về sau, từ bộ thứ hai đều đã nghĩ xong kết cấu đại thể rồi mới bắt đầu viết.

27.     Những tên người, tên chiêu thức võ công trong tiểu thuyết võ hiệp cần phải có cảm nhận thế nào mới đặt ra được? (Hà Tiến Vinh)
Kim Dung: Khi đặt tên thường liên hệ với cá tính hoặc bối cảnh mà nhân vật đó sinh ra. Còn chiêu thức võ công và tên các chiêu thức đó thì nếu kiến thức văn chương của người viết khá sâu sắc sẽ dùng những cái tên có ý nghĩa sâu sắc hơn, và cũng cần tương quan với người sử dụng môn võ công đó.

28.     Vì sao trong tiểu thuyết của ông nhân vật nam chính thường chất phác thô kệch, ngốc nghếch đần độn; thậm chí còn thô lỗ, bất học vô thuật như Vi Tiểu Bảo, nhưng lại lọt vào mắt xanh của biết bao nhiêu cô nương xinh đẹp? Có phải ông muốn biểu lộ trạng thái tâm lý gì không? Đối với bối cảnh sinh sống cửa ông có quan hệ gì không? (Lý Nhã Linh)
Kim Dung: Không có quan hệ gì nhiều lắm, các nhân vật nam chính trong tiểu thuyết của tôi cũng không chất phác thô kệch, chẳng qua tôi thích tuýp người nhìn bề ngoài có vẻ ngốc nghếch nhưng kỳ thực lại rất thông minh, tôi không thích kiểu người hay đao to búa lớn.

29.     Minh giáo trong Ý Thiên Đồ Long Kí có thật không? Nếu có thì Chu Nguyên Chương chỉ là một trong số nhiều thủ lĩnh hồi đó? (Dịch Mỹ Lan)
Kim Dung: Có, thời đó lợi dụng Minh giáo để lật đổ nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương làm thủ lĩnh “Hồng quân”, nhưng khi viết tôi sợ có sự nhầm lẫn với Hồng quân của Đảng Cộng Sản, nên không nhắc tới.

30.     Xin hỏi quang cảnh trong phim Ngọa Hổ Tàng Long của đạo diễn Lý An có phải là tiêu chuẩn phù hợp với tâm ý của ông khi muốn biến tác phẩm của mình thành điện ảnh? Ông và Lý An tiên sinh liệu có cơ hội hợp tác nào không? (Trân Trọng Dương)
Kim Dung: Tôi rất thích Ngọa Hổ Tàng Long, nếu Lý An tiên sinh có hứng thú, tôi rất bằng lòng đưa tác phẩm của mình cho ông dựng thành phim, thậm chí không cần phí bản quyền cũng được.

31.      Trong quá trình sáng tác hoặc trong cuộc sống, có phải ông từng có kỳ duyên với thần thánh và được họ mách bảo? (Lý Nhân Hào)
Kim Dung: Không có. Trong quá trình suy nghĩ cũng có khi lĩnh hội được nhiều điều sâu sắc vốn dĩ không hiểu lắm bỗng dưng lại minh bạch. Đó chỉ có thể gọi là ngộ, nhưng không hề có chuyện thần phật mách bảo gì.

32.      Đại sư, trong cuộc đời này ngài còn mưu cầu cái gì nữa không? (Hà Giai Tuần)
Kim Dung: Mong muốn học vấn nhiều thêm nữa!

33.      Trong những nhân vật mà ông dựng nên, tích cách của người nào có thể biểu trưng cho ông rõ nhất? (Trần Ngọc Huyên)
Kim Dung: Không có. Nhưng tôi rất thích cá tính của Đoàn Dự, đối với mọi việc đều chả can hệ gì, ngay cả bạn gái không đối tốt với anh ta cũng không sao. Tôi cũng thích Trương Vô Kị đối xử với ai cũng khoan hậu, và thích cả tính cách hào sảng của Kiều Phong. Đến giờ tôi vẫn thường mở tiểu thuyết của mình ra xem, tự đọc cũng thấy rất thú vị, tôi chắc là bây giờ mình không thể viết ra những tác phẩm như thế nữa. Đa số các nhân vật trong tiểu thuyết, hình hài diện mạo của họ vẫn luôn hiển hiện trong đầu óc tôi, như những lão bằng hữu vậy.

34.      Trong tất cả những thân pháp khinh công, ông cho rằng cửa vị nào là nhanh, cao và xa nhất? (Dĩnh Tuyền)
Kim Dung: Vi Nhất Tiếu! Tôi nghĩ khinh công của y lợi hại nhất.


35.      Mười bốn bộ tiểu thuyết mà ông viết đều là kiếm thuật, xin hỏi vì sao ông ít nhắc đến đao thuật? (Lưu Thụy Từ)
Kim Dung: Thường thì kiếm cao cấp hơn đao, nhưng khi Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phượng đối đầu, đao thuật của y khá mạnh.

36.       Nội lực của Tảo Địa Tăng có thật là mạnh như vậy không? (Trần Khai Nguyên)
Kim Dung: Có đấy, ở Bắc Kinh đã từng họp thảo luận xem thực ra có hay không cái gọi là nội lực, ngoại lực; kết quả họ dùng quan điểm khoa học để suy xét, không có sự phân biệt gì giữa nội lực và ngoại lực, nguồn gốc và tính chất của lực đều như nhau.

37.      Võ học ghi chép trong Quỳ Hoa Bảo Điển thực ra là kiếm thuật hay nội công? (Phùng Lệ Ngọc)
Kim Dung: Tôi nghĩ là một loại kiếm thuật với nội công làm chủ đạo.

38.      Dương Quá cuối cùng đã luyện thành công kiếm pháp Độc Cô Cửu Kiếm hay chưa? Cảnh giới võ công của y thực ra như thế nào? (Giang Ngạn Chi)
Kim Dung: Một phần do Độc Cô cầu Bại truyền lại chưa hoàn chỉnh, nên kiếm pháp của y không phải rất mạnh. Nhưng nội công của y mạnh hơn Lệnh Hồ Xung, vì mười sáu năm trên vách núi đối diện với thác nước mà luyện tập, nội công cực mạnh.

39.      Các nhân vật trong truyện, nữ nhân nào đẹp nhất với sự cảm nhận của ông? Vì sao? Xã hội hiện nay đều đang tuyên dương tuýp đàn ông mẫu mực, ông cho rằng trong mười bốn bộ tiểu thuyết, nhân vật nam chính nào phù hợp với hình tượng đó ? (Chu Doanh Dĩnh)
Kim Dung: về ngoại hình mà nói, Hương Hương công chúa đẹp nhất, điểm cho mỹ nhân Tiểu Long Nữ cũng rất cao. Các cô gái Đài Bắc có lẽ yêu thích Đoàn Dự nhất, vì tính khí tốt, lại rất chuyên tâm với tình yêu.

40.            Xin hỏi ở đời Thanh bang hội Hồng Hoa Hội có thật hay không? (Tống Trí Thành)
      Kim Dung: Không có, là sáng tạo thôi.

41.      Vì sao bối cảnh lịch sử trong mười lăm bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông gần như đều ở sau triều Tống? (Ngoại trừ Việt Nữ Kiếm) (Trần Di Đình)
Kim Dung: Vì các triều đại càng sớm, niên đại quá xa rất khó khảo chứng, mà các dụng cụ hàng ngày, tập quán sinh hoạt của triều Minh đều khá giống với hiện đại.

42.      Vì sao các nhân vật trong truyện đều phân minh tốt xấu rõ rệt, mà ít có ai vừa chính vừa tà? (Tĩnh)
Kim Dung: Vừa chính vừa tà cũng có, nhân vật trong các tình huống khác nhau sẽ có những hành vì và sự phản ứng khác nhau.

43.      Trong Thiên Long, Liên Thành, Phi Hồ v.v...đã từng miêu tả tường tận hai loại hoa lá, là trà và cúc, rất cuốn hút, nhưng các loại hoa cỏ nhắc đến trong truyện như Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm, Hồng Trang Tố Khỏa, Xuân Thủy Bích Ba, Lục Ngọc Như Ý, Kim Ba Tuần Hoa, Thất Tâm Hải Đường trong truyện, tôi đã từng đọc qua những sách liên quan đến những loại hoa cỏ này, trong đó có những loại cùng tên mà có khác biệt, có loại đến tên cũng chưa từng gặp. Dám hỏi đại hiệp, những hoa lá miêu tả trong truyện là có thật hay do đại hiệp dùng ngòi bút khéo léo hư cấu nên? (Lãnh Nguyệt Hiên Chủ)
Kim Dung: Có những loại hoa đó, vị độc giả này có lẽ đọc sách chưa đủ.

44.      Chị em hay con gái của hoàng đế triều Thanh có phải đều gọi là “cách cách” không? Tại sao trong Lộc Đỉnh Ký em gái của Khang Hy lại gọi là Kiến Ninh “công chúa”? (Liêu Văn Trinh)
Kim Dung: Gọi là cách cách cũng được, nhưng đó là tiếng Mãn Châu, nếu trong truyện tự dưng xuất hiện tiếng Mãn Châu, sẽ rất kỳ quặc. Trong một bộ sách hoặc phim, nếu đều gọi là vương tử công chúa, lại đột nhiên xuất hiện “prince” hay “princess”, sẽ rất kỳ.

45. Trong Thiên Long Bát Bộ, cha con Bao Bất Đồng, Bao Bất Tịnh, có quanhẹsỴ gì với Bao Tích Nhược trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện hay không? Nếu có, thì đó là quan hệ gì? (Trần Ngạn Lộc)
Kim Dung: Không có quan hệ gì, đều họ Bao mà thôi. (Kim Dung lại cười và bổ sung, vấn đề này có thể hỏi thêm Bao Thanh Thiên)

46. Triều đại trong Tiếu Ngạo Giang Hồ là thời nào? Trong truyện hình như không đề cập đến? (Thái Y Vân)
Kim Dung: Có một số độc giả nghiên cứu là triều Minh, nhưng khi sáng tác tôi không nêu ra triều đại nào, vì chỉ cần không nói về quan trường thì không can hệ gì nhiều lắm đến bối cảnh triều đại.


47. Bối cảnh lịch sử trong tiểu thuyết của ông rất rõ rệt, nhưng chẳng hay ông có bao giờ nghĩ đến sẽ viết tiểu thuyết vỗ hiệp huyền ảo không? Hoặc lấy bối cảnh hiện đại để viết một bộ tiểu thuyết mới? (scud)
Kim Dung: Dùng bối cảnh hiện đại để viết tân tiểu thuyết cũng không phải tuyệt đối không thể, có thể chọn những thành phố như Hồng Kông hoặc Đài Bắc. Còn về tiểu thuyết viễn tưởng, tôi tuyệt đối không viết, xem cũng không xem, mà còn phản đối. Vì viễn tưởng với tình cảm con người, kinh nghiệm cuộc sống không có chút quan hệ gì, yêu đương với người ngoài hành tinh rất kỳ quặc! Đương nhiên, tôi không hoàn toàn phản đối tiểu thuyết viễn tưởng, tác phẩm của nhà văn viễn tưởng người Pháp Jules Verne như Journey to the Center of the Earth, Myst v.v...đều khá đặc biệt, ngoài ra còn có Time Machine và một số tác phẩm của các nhà văn khoa học viễn tưởng khác đều hay, nhưng viễn tưởng thì không chú trọng tình cảm, tôi không thích!

48. Tịch Tà Kiếm Pháp cửa Quỳ Hoa Bảo Điển với Độc Cô Cửu Kiếm, thứ nào mạnh hơn?
Kim Dung: Tôi nghĩ chắc là Độc Cô Cửu Kiếm sẽ thắng!

49.        Trong Ỷ Thiên Đồ Long Kí, câu chuyện về lão nhân Hoắc Sơn trên núi mà Tạ Tốn kể và cốt truyện trong Liên Thành Quyết, có phải đều xuất phát từ Le Comte de Monte-Crỉsto của Dumas, nhà văn nước ngoài mà Kim Dung yêu thích nhất? (eling)
Kim Dung: Lão nhân trên núi không phải, ngày xưa đúng là có truyền thuyết như thế; đoạn giám ngục trong Liên Thành Quyết có một chút, nhưng không cứ chỉ tham khảo Dumas, tôi tham khảo rất nhiều sách khác nữa.

50.       Trong quá trình sáng tác truyện, ông có lưu tâm hoặc khảo chứng qua về tính liên quan trong cá tính của các nhân vật, hoặc giả dùng góc độ cửa tâm lý học mà quyết định điểm quy tụ và kết cục của cả bộ tiểu thuyết? (Lâm Mỹ Linh)
Kim Dung: Tôi chỉ đơn thuần dùng kinh nghiệm xã hội và cá tính của nhân vật trong truyện mà quyết định kết cục.

57.        Xem ra các thiếu nữ áo trắng trong truyện xuất hiện rất nhiều, xin hỏi có hàm ý đặc biệt gì không? (Lý Thừa Hàn)
Kim Dung: Đồ trắng trông rất tinh khiết, phiêu dật, có lẽ vậy!

52.        Trong mở đầu của tiểu thuyết, ông thường viết tới một thế giới võ lâm “vô pháp trị”, ông cho rằng những sự kiện giết người sinh ra từ ân oán giang hồ đều có tội hình về mặt đạo đức không? (Lam Quốc Quyên)
Kim Dung: Đương nhiên có. Nhưng người ở thời cổ cho việc này là không vi phạm đạo đức, thậm chí quan phủ cũng dung tha cho những sự việc kiểu có thù tất báo ấy. Như thời đại Tần Hán, nếu thù cha không trả, sẽ bị người đời coi thường. Trên đảo Sicilia ở Ý, hiện đều còn tồn tại quan niệm đó. Nhưng về mặt đạo đức, lạm sát người vô tội là không đúng, động thủ với người không biết võ công cũng không đúng.

53.        Xin hỏi, ông có nghĩ rằng bối cảnh thời gian không gian với tiểu thuyết võ hiệp hiện đại là không có không gian tồn tại? (Trương Chấn Bân)
Kim Dung: vẫn có không gian tồn tại. Võ là khí giới, hiệp là một loại tính cách, một loại khí tiết; khi cách mạng văn hóa ở đại lục, những người thà chết quyết không bán đứng bạn bè ấy chính được coi là có hiệp khí, bối cảnh của thời đó chính là hiện đại, mỗi cái là khí giới thay đổi thôi.

54. Thiếu Lâm, Võ Đang ở đời thực và dưới ngòi bút có gì khác nhau? (Tạ Kim Hưng)
Kim Dung: Năm 1982 tôi có đi Thiếu Lâm Tự rồi, võ công của các hòa thượng tất nhiên không mạnh như trong truyện, chùa chiền cũng không lớn như tôi viết, các sách bí kíp cổ cất giữ trong chùa,rồi sách về luyện công cũng ít, đa số nội dung về các phương thuốc. Năm nay tôi sẽ đi lần nữa, vì ở đó có một nghi thức lập bia (kỷ niệm), họ tìm tôi viết chữ để khắc lên bia (ngày 20 tháng 5 Kim Dung chính thức đến lập bia). Còn Võ Đang thì đến giờ tôi vẫn chưa đi, Chân Võ Quan của Võ Đang mời tôi đến mấy lần, tôi cũng không đi. Vốn dĩ tôi còn muốn đi Tương Dương, nơi Quách Tương sinh ra, nhưng vì ngồi tàu hỏa không thoải mái, nên vẫn chưa đi.

55. Trong tiểu thuyết của ông, nhân vật chính thường là nam, mà phân nửa các nhân vật nữ, vận mệnh cả đời của họ đều tùy thuộc vào một người mình yêu thương, dù có thông minh tài trí như Hoàng Dung cũng hi vọng vỗ công của Quách Tĩnh mạnh hơn mình; xin hỏi quan điểm của ông về chủ nghĩa nữ giới như thế nào?
Kim Dung: Lúc tôi viết có lẽ cũng không hay biết gì, không hề cố ý. Với tôi, đạo đức của người phụ nữ khá cao, không như nam giới muốn tranh danh lợi, phụ nữ đặc biệt trân trọng tình cảm, cũng có thể vì người yêu hi sinh. Chủ nghĩa nữ giới nếu đề cập về bình đẳng nam nữ, tôi ủng hộ, nhưng nếu chủ trương muốn vượt qua nam giới, thì tôi lại không đồng ý lắm.

56. Dạo trước, ở Đài Bắc có một sinh viên đại học vì quan hệ bạo dâm mà chết. A Tử và Du Thản Chi trong Thiên Long Bát Bộ đều có kiểu cá tính đặc biệt là ngược đãi và tự ngược đãi giống vậy, thỉnh giáo đại hiệp, người có cá tính như thế trong cuộc sống ngày nay càng lúc càng nhiều, ông có quan điểm thế nào? (Tĩnh Hào)
Kim Dung: Đó là sự không tôn trọng và không cung kính với người khác. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa và cơ giới hóa, mỗi cá nhân muốn độc lập rất khó, trong cuộc sống vật chất, áp lực tập thể rất lớn. Trong sinh vật học, lũ chuột ở trong một không gian chật hẹp sẽ có khuynh hướng cắn nhau và tự sát, bởi do sản sinh sự chán ghét với sự sống, đó là bản năng của động vật. Con người nếu muốn trở thành một kẻ đội trời đạp đất, cần có tính cách độc lập mới được, thế mới có thể vượt qua sự trói buộc của tổ chức, tập thể. Tôi có một cậu con trai, chỉ vì vấn đề tình cảm mà tự sát bên Mỹ, tôi không giáo dục nó tốt, nếu có làm lại lần nữa, tôi cũng chỉ có thể khích lệ, giúp đỡ nó nhiều hơn để phát triển tính độc lập mà thôi, không có một cách làm đặc biệt nào hơn nữa. Đây là vấn đề phổ biến của thời đại.


57.      Hoàng Dược Sư dưới ngòi bút của tiên sinh, sinh ra vào thời Nam Tống, phản đối Khổng Mạnh, khỉnh bạc Thang Võ, nói lễ giáo là vật ăn thịt người không nhả cả xương. Chưa cần nhắc đến võ công văn tài, thiên văn địa lý, thủy lợi thổ mộc của ông, không có gì không thông, không biết; chỉ riêng lòng dạ phóng khoáng, hào sảng đã không hổ danh là một thời kỳ nhân cửa lịch sử võ hiệp. Lại hỏi tiên sinh quan điểm của bản thân ông đối với “lễ giáo” như thế nào? (Phiền Thấm Bình)
Kim Dung: Lễ giáo có tính hai mặt. Duy trì sự ổn định cho xã hội Trung Quốc, xóa bỏ xung đột đấu tranh nội bộ, tạo nên sự hòa hợp trong quan hệ con người, có tác dụng tích cực. Nội bộ dân tộc Trung Hoa sau khi đoàn kết, lực lượng hùng mạnh, đấu tranh với ngoại tộc đều chiếm ưu thế, đó là nhân tố chủ yếu khiến Trung Quốc cường thịnh hưng vượng. Nhưng sau khi quá đà đến việc chứ trọng lễ giáo, chỉ trọng lợi ích của tập thể mà gạt bỏ quyền lợi cá nhân, nhấn mạnh tính quan trọng của tầng lớp thống trị mà chôn vùi nhân sĩ yếu thế ở tầng lớp dưới của xã hội (như phụ nữ, trẻ em, tiểu bối, nô bộc), tạo nên tình trạng bất bình đẳng trong các giai tầng xã hội. Kẻ sĩ có kiến thức (như Hoàng Dược Sư) xuất phát từ tấm lòng đồng cảm và quan niệm công đạo, phản đối mạnh mẽ lễ giáo, cũng có ý nghĩa hiện đại.

58.      Ngày trước, chúng tôi đã từng lấy một loạt các đề tài như “Kim Dung có quan niệm nam tôn nữ ti hay không?”, “Kim Dung có coi trọng nữ giới không?” tiến hành biện luận đúng sai một cách kịch liệt, vì hai bên đều khư khư một ý, đều diễn giảng đạo lý ngút trời, nên muốn mời Kim Dung đại hiệp đích thân làm sáng tỏ cái ạ! (học xã Kim Dung của nữ sinh đại học ở Trung Sơn)
Kim Dung: Tôi không hề có quan niệm nam tôn nữ ti. Nhưng tiểu thuyết võ hiệp mà tôi viết, lấy bối cảnh xã hội cổ đại Trung Quốc, khi mà còn lưu hành quan niệm nam tôn nữ ti; nhưng là để phản ánh tình trạng chân thực thời đó. Tôi tôn trọng nữ giới, cho rằng phụ nữ thường nặng về tình cảm, coi trọng gia đình, coi trọng tình yêu và cả người thân, nam giới thì thường nặng về danh lợi, đấu tranh quyền lực, địa vị xã hội, coi trọng lợi riêng mà coi nhẹ tình cảm. Dùng giá trị mà luận, đa phần phẩm cách của phụ nữ cao hơn của đàn ông. Nhưng đàn ông thường có thể hi sinh thân mình vì lợi ích tập thể, dân tộc, quốc gia, điểm này họ lại hơn nữ giới.

59.     Tôi có một số người bạn làm công việc sáng tác “thuần văn học”, họ cho rằng “tiểu thuyết võ hiệp” chỉ có thể xếp vào loại “tục văn học”, thậm chí không thể bước lên điện đường văn học, xỉn hỏi quan điểm của ông thế nào? (Trần Thụy Quang)
Kim Dung: “Tục văn học” cũng là văn học. Cái nhã hay tục trong văn học chỉ là phạm vi người thưởng thức rộng hay hẹp, chứ không hề biểu thị cái nào cao hơn hay thấp hơn. Trong “nhã văn học” có những thể loại phẩm vị cực thấp như Đả Du thi (thể loại thơ không quy tắc về âm vận, mang tính chất khẩu ngữ, đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học Trung Quốc), loại từ phú sáo rỗng; “tục văn học” lại có những thể loại phẩm vị rất cao như Tây Du Ký, Tống từ, Nguyên khúc V.V...Độc giả của tiểu thuyết võ hiệp đông đảo, phổ cập đến mọi tầng lớp, có thể gọi là “tục văn học”. Nhưng “thuần văn học” có mặt tốt mặt xấu, cũng có những thể loại hay tác phẩm chât lượng cực kém.

60.    Tiểu thuyết của ông vừa phản nghịch, vừa lương thiện, vừa đấu kĩ, vừa đấu trí, trong sự từng trải của đời mình, thực sự ông cảm thấy bản tính con người là thế nào? (La Đỉnh Phú)
Kim Dung: Bản tính con người vô cùng phức tạp, bất kỳ bộ tiểu thuyết hay nào đều có thể viết các loại tính cách khác nhau. Chính vì tính cách con người tuyệt không đơn thuần, do vậy tôi cho rằng chính tà phân mình rõ rệt, những nhân vật mà vừa nhìn đã biết thuộc hạng người gìlà nhân vật không có thực.

61.    Làm thế nào để tập luyện, nâng cao bút lực, viết được một bộ tiểu thuyết vỗ hiệp thật hay? (Thái Vân Tước)
Kim Dung: Tiểu thuyết võ hiệp là một loại tiểu thuyết, nếu hay thì có thể đăng đường nhập thất trong giới văn học. Bất kỳ sáng tác tiểu thuyết nào cũng như nhau, phải miêu tả được nhân vật và sự kiện, bao hàm một nội dung tư tưởng nhất định, và phản ánh một phần cuộc sống.

62.    Thỉnh giáo phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và thu thập tài liệu cửa Kim Dung tiên sinh được hình thành thế nào?
Kim Dung: Phạm vi học thuật mà tôi nghiên cứu nhìn chung có ba phương diện là văn, sử, triết; sử thì có lịch sử Trung Quốc và lịch sử Hi Lạp, La Mã. Văn học thì là văn học cổ đại Trung Quốc và phương tây. Triết học chủ yếu là các học phái ở Anh. Phương pháp nghiên cứu ngoại trừ “khổ đọc”, không còn cách nào nữa.

63.   Xin hỏi bình nhật Kim tiên sinh làm việc và nghỉ ngơi như thế nào ạ? (Nghi Lan Tiếu Tiếu Sinh)
Kim Dung: Hiện tại thì thế này: trong thời gian ở đại học Chiết Giang và đại học Oxíord Anh, ban ngày tôi nghiên cứu và dạy học, buổi tối đọc một số sách mang tính chất thư giãn. Khi không ở trong trường, thời gian biểu tùy ý hơn, không có quy luật nhất định, ngủ cũng muộn mà dậy cũng muộn, không ăn bữa sáng, ngày hai bữa thôi!

64.      Trong Hiệp Khách Hành, nhân vật chính Thạch Phá Thiên vô tình có được Huyền Thiết Lệnh mà bị cuốn vào sóng gió vỗ lâm, sau khi y học xong Thái Huyền Kinh, câu chuyện vì vậy mà đã đặt dấu chấm hết, hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của tôi, đó là do Kim tiên sinh không viết tiếp được nữa hay vì một nguyên do nào khác? (Hứa Thần Phù)
Kim Dung: Sau khi Thạch Phá Thiên học được loại võ công vô địch, lấy Bạch A Tú làm vỢ, lại có hai đại cao thủ Thạch Thanh, Man Nhu chỉ bảo; bản tính y lương thiện, hành vi tất chính, kết cục tất sẽ tốt đẹp. Ai cũng có thể tưởng tượng ra được, quá dễ viết!

65.      Xạ Điêu, Thần Điêu, Ỷ Thiên là một bộ ba; nhưng các nhân vật lại ở trong một thời gian rất không hợp lý, lẽ nào cổ nhân sống thọ hơn, hay cuộc sống thật sự đến kỳ thất thập mới bắt đầu? Nghe nói ông đã chuẩn bị mấy lần tu sửa tiểu thuyết, về vấn đề này ông có nghĩ tới không? (Tạ Thăng Hoành)
Kim Dung: Tuổi tác các nhân vật trong ba bộ, khi tu sửa nên điều chỉnh lại để hợp lý hóa toàn bộ.

66.      Năm 1972 ông có sửa lại truyện Anh Hùng Xạ Điêu, trong đó ông cho Mục Niệm Từ ở thay Tần Nam cầm ở bản cũ xuất bản trên Minh Báo? Nếu vậy dụng ý của Kim tiên sinh là gì? (Thái Kim Long)
Kim Dung: Vai trò của Mục Niệm Từ kiêm luôn cả Tần Nam cầm trong bản cũ. Tác dụng và tính cách của hai người rất giống nhau, để tránh sự trùng lặp, tôi ghép hai người thành một, có thể giản hóa. Kết cấu tiểu thuyết nên đơn giản là hay nhất, nếu cá tính và tác dụng của hai nhân vật khác nhau nhiều thì không thể ghép lại được, chẳng hạn như Trình Anh không thể cùng Lục Vô Song ghép làm một, Chu Chỉ Nhược không thể cùng Triệu Man hoặc Ân Ly ghép làm một.

67.      Nghe nói trong bản cũ của Thiên Long Bát Bộ, ông viết rất rõ ràng về việc Đoàn Dự sau cùng được quần tăng chỉ bảo ở Đại Lý, nội lực võ công có thể vận dụng thoải mái, Lục Mạch Thần Kiếm nắm vững trong tay, chứ không lúc linh nghiệm lúc không nữa, vì sao trong bản mới, đoạn này lại bỏ đi? (Tạ Kim Liên)
Kim Dung: Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự lúc linh nghiệm lúc không là do sự thú vị trong cá tính của y, để nguyên vậy sẽ hay hơn.

68. Xin hỏi trong bản mới cửa Kim Dung tác phẩm tập, ông không hài lòng nhất là tình tiết nào? Và ông định sửa lại thế nào? (Tiêu Thiên Dân)
Kim Dung: Những đoạn cần tu sửa lại rất nhiều, hiện giờ không tiện tuyên bố, công việc sửa sang rất nặng nhọc, không phải một cái nháy mắt là xong, cần từ tốn suy nghĩ, sửa rồi lại sửa.

69. Tác giả lịch sử Minh Thanh - Cao Dương tiên sinh khi thuật lại câu đố về thân thế của Thanh Cao Tôn (tức Càn Long) , so với sự miêu tả trong truyện của ông có chút dị kiến, giả dụ Cao Dương tiên sinh sống đến bây giờ, và đến gặp ông hỏi: “Càn Long có phải là huynh đệ của Trần Gia Lạc không?”, ông sẽ phản bác thế nào? (Bành Cập Tương)
Kim Dung: vốn không có người nào là Trần Gia Lạc, nên y đương nhiên không phải là huynh đệ thật của Càn Long. Nhưng trong Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Càn Long lại là anh ruột của Trần Gia Lạc. Cao Dương tiên sinh là nhà tiểu thuyết lịch sử hàng đầu, ông dĩ nhiên biết sự khác nhau của lịch sử và tiểu thuyết, chắc chắn ông sẽ không hỏi tôi câu hỏi như thế. Khi Cao Dương tiên sinh còn sống, ông là bằng hữu khá tốt của tôi, tôi biết rõ tính cách và trình độ của ông. Có vài “nhà sử học” ngược lại không hiểu được sự khác biệt giữa tiểu thuyết và lịch sử, nên xét nét biện luận.

o o o

(HẾT)

0 nhận xét: