Đưa thơ vào trong tiểu thuyết, cho tiểu thuyết có chất lãng mạn nhằm tạo thi hứng cho cả người viết lân người đọc là đặc điểm cố hữu của 300 tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần có trên vài trăm bài thơ và khi thực hiện phim Hồng Lâu Mộng, các nghệ sĩ Bắc Kinh đã biến những bài thơ này thành nhạc từ - một dạng nhạc phủ - được hát lên, làm giàu thêm chất liệu nghệ thuật cho tác phẩm điện ảnh.
Nhà văn Kim Dung đã kế thừa phong cách đưa thơ vào tác phẩm tiểu thuyết như các nhà văn tiền bối mặc dù tiểu thuyết chương hồi của ông là tân văn tiểu thuyết. Trong chừng mực nào đó, Kim Dung là một nhà thơ thực sự: ông đã viết cả vài trăm bài thơ, đặc biệt là thơ Thiền tông. Những bài thơ này chưa được in ra, người đời chỉ biết ông là nhà văn chứ chưa hề hiểu được ông còn là một nhà thơ. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng ông nội Kim Dung đã từng làm tri huyện huyện Đơn Dương, Triết Giang và là một nhà thơ khá nổi tiếng cuối đời Thanh với thi tập Hải Ninh sát thị sao thi. có lẽ âm vang truyền thống của tiểu thuyết Minh-Thanh, âm vang của truyền thống gia đình đã khiến Kim Dung mạnh dạn đưa thơ vào tiểu thuyết võ hiệp, làm cho những tác phẩm văn xuôi của ông mênh mang một màu thi ca lãng mạn, trữ tình.
Có những tác phẩm của Kim Dung lấy thơ làm nguồn cảm hứng chủ yếu. Đó là trường hợp của tác phẩm Hiệp khách hành. Hiệp khách hành là tựa đề một bài thơ dài của nhà thơ Lý Bạch, một trong Đường-Tống bát đại cjia mà lịch sử văn học Trung Quốc rất đỗi tự hào. Thơ Lý Bạch có nhiều thể tài: Diem ca (ca ngợi cái đẹp), Túy ca (viết trong lúc say), Biệt ca (viết lúc chia tay nhau), Biên tái ca (viết về cuộc đời chinh chiến)1, Tình ca (ca ngợi tình yêu), Hành ca (ca ngợi chuyện giang hồ mạo hiểm)2... Hiệp khách hành là một bài thơ ngũ ngôn, thuộc thể Hành ca, ca ngợi Tín Lăng quân Ngụy vô Kỵ - công tử của nước Ngụy và hai người hiệp khách - Hầu Doanh, người giữ cửa Di Môn cùng Chu HỢi, một anh hàng thịt. Hai người đã có công giúp Tín Lăng Quân đưa quân sang cứu nước Triệu, bảo vệ Hàm Đan, chống lại quân Tần thời Chiến quốc.
Triệu khách mạn hồ anh Ngô câu sương tuyết minh Ngân yên chiếu bạch mã Táp nạp như lưu tinh...
1 Theo Vi Nhất Tiếu, Biên tái ca không hẳn là viết về cuộc đời chinh chiến, nó có nghĩa là khúc hát nơi biên ải, là những bài thơ tả cảnh biên cuơng - do đó cũng thường đề cập tới chuyện chiến chinh, là một trong những đề tài quen thuộc ừong thơ Đường. Vĩ vậy mà trong Đường thi có rất nhiều bài thơ có cùng tên là Tái hạ khúc - Khúc hát dưới ải.
2 Hành là một thể thơ riêng của thời Đường, có lẽ không đơn thuần là một thể tài của thơ theo như ý của tác giả. Vi Nhất Tiếu cũng có đọc qua một vài bài thể hành, trong đó có bài Binh xa hành của Đỗ Phủ và Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Một bài nói về nôi khổ chiến chinh, một bài kể lại câu chuyện một đêm tao ngộ với người ca nữ của Bạch Cư Dị, không hề ca ngợi truyện giang hồ mạo hiểm như tác giả viết.
Đi vào trong tiểu thuyết Kim Dung, cả bài thơ Hiệp khách hành vẫn được giữ nguyên nhưng nó không còn là một bài thơ nữa. Nó chính là một pho võ công mà ai có tấm lòng chân chất nhất, ít cơ tâm nhất mới nhận ra được. Con người đó là một chàng trai không hề biết chữ: Thạch Phá Thiên tức cẩu Tạp Chủng. Anh cóc cần bẩi thơ nói lên ý nghĩa gì, câu thơ biểu đạt điều gì. Anh chỉ nhin nét chữ. ví dụ chữ Hành gồm sáu nét thì anh khám phá ra sáu thế võ tương ứng với sáu nét đó chứ không cần biết Hành là đi hay chạy3. Anh cứ lẳng lặng khám phá tự dạng như thế cho đến chữ cuối cùng và đắc thủ một môn thần công, điều mà có những người bỏ ra mấy chục năm vẫn không khám phá được. Kim Dung gọi đó là lối trước ý. Lục Mạch thần kiếm truyện mênh mang một không khí lãng mạn, trữ tình của thơ. Đó ià những câu thơ của kím Dung làm ra đề ca ngợi hoa trà, mọt quốc hoa của nước Đại Lý:
Thanh quần ngọc diện như tương thức Cửu nguyệt trà hoa mãn lộ khai (Quần xanh, vóc ngọc tuồng quen mặt Tháng chín, hoa trà rỢp lối đi)
Hoặc:
Xuân câu thủy động trà hoa bạch Hạ cốc vân sinh lệ tử hồng (Giòng xuân nước gỢn hoa trà trắng Non hạ mây trôi trái vải hồng).
Đó là những câu thơ do chính Kim Dung làm ra nhưng được gắn vào cho những nhân vật của mình, để các nhân vật tỏ tình trước tình nhân. Thí dụ Trấn Nam vương gia Đoàn Chính Thuần, một con người phong tình rất mực, thường lấy những câu thơ để tỏ tình với các tình nhân - vương phu nhân và Tu La đao Tần Hồng Miên, với vương phu nhân, một người rất yêu hoa, Đoàn Chính Thuần đọc:
Dưới khóm mẫu đơn đành bỏ mạng
Chết làm quỷ sứ cũng phong lưu4
Với Tần Hồng Miên, một người chuyên phóng Tu la đao, Đoàn Chính Thuần chỉ "biên tập" hai chữ mẫu đơn:
Dưới lưỡi Tu La đành bỏ mạng Chết làm quỷ sứ cũng phong lưu
Thi từ ca phú không thể tách rời với thư pháp. Trong những ngày sống chung với Nguyễn Tinh Trúc, Đoàn Chính Thuần đã chép tặng bà này bài Sầm Viên Xuân, một bài từ danh tiếng:
3 E rằng ở đây tác giả có đôi chút nhầm lẫn Thạch Phá Thiên hoàn toàn không chú ý gì đến chữ viết mà chi xem những đồ hình vẽ bên cạnh những câu thơ và dựa vào đó mà luyện công. Nếu như chi cần nhìn vào nét bút để học được võ công thì e rằng không phải Thạch Phá Thiên mà là những cao thủ sử Phán quan bút và am hiểu thư pháp sẽ hiểu được các môn võ công này.
4 Nguyên tác viết là “oai phong”, Vi Nhất Tiếu nghĩ nên để là “phong lưu”, nghe hợp lý hơn vì chừ “oai phong” có nghĩa là phong thái oai nghiêm, không thể hiện được nét phong tình của Đoàn Chính Thuần Dường như ý thơ này dựa vào một câu nói trong văn học Trung Quốc, đại ý là “chết trong tay mỹ nhân, làm ma cũng phong lưu”.
Sóng thu dường điểm mực Tóc phượng rủ bên tai Dung nhan tuấn nhã Vẻ thiên nhiên càng ngắm càng tươi Cách hoa nhìn bóng dáng Vằng vặc ánh sao thưa Ngồi tựa lan can ngắm Mặt hồ gương phẳng lặng như tờ ...
Bao giờ quên được Hình ảnh lúc chia phôi Khăn là ướt đẫm Ly biệt đôi đàng dòng lệ rơi
Đoàn Chính Thuần là một vương gia, bút pháp điêu luyện, đầy vẻ nho nhã thanh lịch5. Chính nhờ đó, Tiêu Phong đã đối chiếu nét chữ trên bài từ với nét chữ của một nhân vật ẩn danh được gọi là "Thủ lĩnh đại ca" trong lá thư đề cập tới thảm án Nhạn Môn Quan và biết Đoàn Chính Thuần không phải là người chủ mưu vụ giết cha minh.
Thơ luôn gắn liền với tình yêu, đặc biệt là những mối tình dang dở. Gần như Kim Dung tôn trọng triệt để mô thức đó... Trong Tiếu ngạo giang ho ký, Lệnh Hồ Xung và Nhạc Linh San thương yêu nhau. Rồi một người thứ ba - Lâm Bình Chi hiện ra và Nhạc Linh San say mê Lâm Bình Chi, phụ rẫy mối tình của Lệnh Hồ Xung. Nàng lấy Lâm Bình Chi khi Lâm Bình Chi đã tự thiến bộ phân sinh dục (dẫn đao tự cung) để luyện Tịch Tà kiếm phổ. Biết chồng mình không còn là đàn ông nữa, Nhạc Linh San đau đớn nhớ thương chàng Lệnh Hồ Xung6, cô đã đề lên trên tấm vải một bài thơ của danh sĩ Lý Thương Ẩn, mượn thơ người để biểu đạt tâm trạng của mình:
Phụng nữ ân cần biệt cố nhân
Tóc tơ vương vấn lệ hồng trần
Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
xương trắng thành tro hận chửa tan.
Ngày Nhạc Linh San chết đi, Lệnh Hồ Xung trở về núi Hoa sơn. Anh vào căn phòng riêng của Nhạc Linh San và đọc được hai câu thơ ấy, biết được tâm trạng Nhạc Linh San và cảm thấy xót thương cho cô gái bất hạnh hơn bao giờ hết.
5 Nguyên tác viết là “có riêng một thư pháp”, Vi Nhất Tiếu cho là không hợp lý, nên tạm sửa lại như vậy. Tuy rằng Đoàn Chính Thuần phong lưu văn nhã, nhưng nếu nói rằng bút pháp cao thâm, có riêng một thư pháp thì e rằng hơi quá đáng. Thường những đại danh gia về thư pháp thì mới hình thành nên một trường phái riêng, tỷ như Vương Ngưng Chi với tác phẩm Thiếp Lan Đình, hay bốn lối thư pháp phổ biến vào thời Tống Huy Tông của Tô (Tô Đông Pha), Hoàng (Hoàng Lỗ Trực), Mễ (Mễ Nguyên Chương), Sài (Sài Kính!!!).
6 Điểm này e rằng tác giả có sự nhầm lẫn Sau khi thành hôn, Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San chưa từng chung chăn gối. Nhạc Linh San bị chồng lạnh nhạt như vậy cực kỳ đau lòng nên mới viết lên vách mấy câu thơ này. Thực chất mãi đến sau đại hội của Ngũ nhạc kiếmphái thì nàng mới biết là Lâm Bình Chi đã “dẫn đao tự cung”. Như vậy nghĩa là khi chưa phát hiện ra con người thật của Lâm Bình Chi, ừong lòng nàng vẫn ấp ủ một mối nhu tình với đại sư ca, và nàng đã hối hận ngay từ lúc đó.
Cũng trong Tiếu ngạo giang hồ ký, ta đọc được những câu thơ bình dân khá nổi tiếng của người Trung Hoa. Gần như bọn giang hồ hào sĩ thường lấy những câu thơ này làm câu cửa miệng, đọc lên trong những tình huống thích hợp. Thí dụ khi chia tay nhau họ đọc:
Thanh sơn bích thủy Hậu hội hữu kỳ (Non xanh trơ đó Nước biếc vẫn đây Còn ngày gặp gỡ)
Hay khi khuyên ai xuống tay giết một người, họ thường đọc hai câu thơ:
Tiểu lượng phi quân tử Vô độc bất trượng phu (Lượng nhỏ chẳng thành người quân tử Không độc sao nên đấng trượng phu)
Những câu thơ thông tục, đặt đúng vào vị trí trong văn cảnh, đã làm tác phẩm tăng thêm chất văn học.
Thơ luôn gắn liền với kinh điển của các tôn giáo, bang hội. Trong kinh của Minh giáo7 Ba Tư, có đến trên 100 bài thơ của Nga Mạc, đã được nhà thơ Quách Mạt Nhược dịch ra tiếng Hoa. Kim Dung đã khéo léo sử dụng một bài thơ ngắn nói về số phận con người, gắn bài thơ đó vào thân phận Tiểu Siêu, cô gái lai Ba Tư-Trung Hoa trong Ỷ thiên Đồ long ký. Tiểu Siêu thương yêu Trương vô Kỵ nhưng không hề nói lên lòng thương yêu đó. cô chỉ vẫn thường hát cho anh nghe:
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung
Chỉ có 17 chữ nhưng bài thơ cực kỳ hàm súc. Tôi xin tạm dịch:
Chợt đến như dòng nước chảy Rồi tàn như gió thoảng mau Chẳng biết từ nơi nào đến Và chẳng biết tàn nơi đâu
Cho đến khi Tiểu Siêu hôn Trương vô Kỵ, từ biệt anh để trở về Ba Tư, Trương Vô Kỵ mới khám phá ra ý nghĩa của tình yêu nằm trong câu hát của Tiểu Siêu. Cuộc đời con người ngắn ngủi thì tình yêu cũng thế; cũng "lai như lưu thủy hề, thệ như phong" và "bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung". Tôi cho đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương vô Kỵ trên biển là đoạn hay nhất, giàu chất thơ nhất trong cả 11 pho tiểu thuyết đồ sộ của Kim Dung.
7 Nguyên tác viết là Bái hoả giáo. Thực chất Minh giáo (Ma ni giáo) và Bái hoả giáo là hai tôn giáo khác nhau, mặc dù có một số điểm tương đồng. Độc giả nào muốn tìm hiểu thêm xin xem bài nghiên cứu về Minh giáo của Dịch giả Nguyễn Duy Chính.
Thơ chính là Đạo. Kim Dung muốn bạn đọc của mình nhận ra điều ấy. ông đã để cho những nhân vật của mình xuất khẩu thành thơ, ngôn từ đơn giản nhưngy tứ - cái Đạo bên trong - lại rất bao la, thâm diệu. Thí dụ như bài thơ của nhà sư Trí Quang đọc cho Kiều Phong khi nghe Kiều Phong lên núi Thiên Thai, chùa Chỉ Quán, yết kiến ông và hỏi thăm gốc gác của mình. Trong thâm tâm, Kiều Phong rất xấu hổ, rất đau đớn vì mình là người Khiết Đan; mình không thuộc dân tộc Hán. Nhà sư Trí Quan đã giải quyết mối ưu tư nội tại của Kiều Phong bằng một bài thơ mang chất thiền mênh mông:
Khất Đan với Hán nhân Bất luận giả hay chân Ân oán cùng vinh nhục Không hơn đám bụi trần
Kim Dung đã đẩy tiểu thuyết của mình đi đến bờ cõi bao la của triết học. và tùy trình độ nhận thức, cảm thụ, các nhân vật của ông ngộ hay không ngộ vấn đề. Tất nhiên, bài thơ như thế này rất gần gũi với con người, không đến nỗi bí hiểm như những công án của Thiền tông.
Trong 11 pho tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, thơ Trung Hoa và thơ của Kim Dung xuất hiện đều đặn. Nó trung hòa với chất sắt và máu của cuộc đấu tranh chánh - tà, thể hiện cái hồn của văn học tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Nó kết hợp với thư pháp (phép viết chữ), hình thành nên những pho võ công cho Phán quan bút, kiếm pháp, chưởng pháp. Nó làm nên tố chất lãng mạn cho tình yêu, chất triết lý cho tôn giáo, chất trí tuệ cho đời sống. Đưa thơ vào truyện kiếm hiệp như ông quả là thủ pháp của một nhà văn cao cường, có thể nói, Kim Dung đã vượt xa những bậc tiền bối của mình trong hệ tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi Kim Dung là một nhà thơ có tài và tài năng của ông thực sự phát triển rực rỡ khi người tình Hạ Mộng ra đi khỏi vòng tay ông.
Phụ khảo - Vi Nhất Tiếu:
ThienThai99 có đề nghị tại hạ bổ sung chi tiết một số vấn đề liên quan tới các điển cố, điển tích... trong lịch sử Trung Quốc được đề cập tới trong các bài viết. Tuy rằng hiểu biết còn hạn hẹp, song Vi Nhất Tiếu cũng xin xả thân hầu quân tử, hy vọng giúp đỡ được các bạn độc giả phần nào. Mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của mọi người.
Hầu Doanh và Chu HỢi
Trong bài Hiệp khách hành của Lý Bạch có đề cập tới hai nhân vật này. Đây là hai tân khách của Tín Lăng quân Ngụy vô Kỵ. Tín Lăng quân là một trong Tứ công tử của thời Chiến quốc, nổi tiếng về việc chiêu hiền đãi sĩ (Mạnh Thường quân Điền văn, Tin Lăng quân Ngụy vô Kỵ, Bình Nguyên quân Triệu Thắng và Xuân Thân quân Hoàng Yết - Vi Nhất Tiếu xếp theo danh tiếng của tùhg người, đây chỉ là ý kiến chủ quan của VNT mà thôi).
Tín Lăng quân ở Đại Lương (kinh đô nước Ngụy) nghe tiếng Hầu Doanh đã bảy mươi tuổi, tuy chỉ làm một anh gác cổng nhuhg là một kẻ sĩ có tài trí, tiết tháo nên đích thân đến mời Hầu Doanh, đối đãi như thượng khách. Hầu Doanh giới thiệu cho Tín Lăng quân một người bạn khác là Chu HỢi, một anh hàng thịt trong chợ, Tín Lăng quân cũng hết sức kính trọng. Khi Triệu bị Tần vây, Bình Nguyên quân (anh rể của Tín Lang quân) cầu cứu nước Ngụy. Vua Ngụy sợ tần không dám mang binh sang cứu. Hầu Doanh bày kế cho Tín Lăng quân trộm binh phù của vua Ngụy để đi cứu Triệu. Chu HỢi giúp Tín Lăng quân giết người cầm đầu quân Nguy ở biên giới để cướp binh quyền. Hầu Doanh khi Tín Lăng quân ra đi đã đâm cổ tự tử để tiền chân (thực chất là lấy cái chết để ép Ngụy vô Kỵ phải quyet tâm đi cúu Triệu, nhờ vậy mà danh tiếng Tín Lăng quân sau khi giải vây cho Triệu lùhg lẫy khắp thiên hạ. Một tri kỷ như Hầu Doanh quả thực khó kiếm lắm thay!!!). Sau này Chu HỢi bị vua Tần bắt được. Tan vương yêu cái dũng của Chu HỢi, bày đủ mọi cách đe mua chuộc, dụ dỗ, nhuhg Chu HỢi kiên quyết cự tuyệt, cuối cùng đã lấy cái chết để trọn tình và đền ơn tri ngộ của Tín Lăng quân.
Lý Thương Ẩn
Đây là một nhà thơ rất nổi tiếng của thời vãn Đường, được mệnh danh là Tiểu Lý (không phải Tiểu Lý phi đao, mà là Tiểu Lý Bạch). Ngôn từ trong thơ Lý Thương Ẩn rất phong tình diễm lệ, dạt dào tình cảm. ông nổi tiếng nhất với nhũiíg bài thơ tặng cho tình nhân, được coi là thi tổ của phái "hương liêm" - thơ tình cất trong hộp thơm của nữ nhân.
Thực tình mà nói thì bản thân Vi Nhất Tiếu có một nghi ngờ là không biết có phải cổ Long đã phần nào dựa vào con người của Lý Thương Ẩn mà xay dụhg nen con người của Tiểu Lý phi đao Lý Tầm Hoan không. Theo như người thời Đường nói thì Lý Thương Ẩn say mê một người con gái, nhưng đó lại là một cung nhân của vua Đường, ông không dám bộc lộ tình cảm của mình, nên mới trút bầu tâm sự u uất của mình vào những bài thơ. Lý Tầm Hoan cũng từhg đi thi đỗ Thám hoa, và cũng có một mối tình tuyệt vọng như vậy.
Lý Thương Ẩn có một bài thơ rất nổi tiếng, đó là bài vô Đề, trong đó có hai câu chắc rất quen thuộc với nhiều bạn đọc:
Xuân tàm đáo tử, ti phương tận
Lạp chúc thành bôi, lệ thuỷ can
Dịch:
Tằm chết mới nhả hết tơ Nến kia cháy hết mới khô lệ sầu
Hai câu của Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều cũng dụa theo ý của hai câu thơ trên:
Dau rằng sông cạn đá mòn Con tằm đến thác cũng còn vương tơ
0 nhận xét: