Tiểu thuyết gia võ hiệp Hongkong - tiến sĩ Kim Dung đã được mời về Đại học Bắc Kinh để trao hàm giáo sư danh dự. ông được công nhận như m...

Kim Dung giữa hàng ngàn sinh viên Đại học Bắc Kinh


Tiểu thuyết gia võ hiệp Hongkong - tiến sĩ Kim Dung đã được mời về Đại học Bắc Kinh để trao hàm giáo sư danh dự. ông được công nhận như một nhà văn kỳ tài của Trung Hoa. và ông đã "trở về".
Trong văn học Trung Quốc, tiểu thuyết võ hiệp thường được cho là thuộc dòng văn học thông tục và không ít người quan niệm rằng nhã với tục như nước với lửa, khó mà dung nạp nhau.
Song mới đây, Đại học Bắc Kinh (Bắc Đại) đã tìm được điểm chung giữa hai dòng văn học ấy qua các tác phẩm của Kim Dung, và trường đại học nổi tieng là "đại nha chi đường' nay quyết định phong hàm giáo sư danh dự cho nhà tiểu thuyết võ hiệp trứ danh Kim Dung.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, người Hải Ninh, Triết Giang. Năm 1944, sau khi tốt nghiệp Đông Ngô pháp học viện ở Thượng Hải, ông sang Hongkong làm việc cho tờ Đại công báo. về sau ông sáng lập ra Minh báo.
Thực ra Kim Dung là người rất nhã. ông Ngô Thụ Thanh - hiệu trưởng Bắc Đại đã nhận xét như thế bởi lẽ "Kim Dung không chỉ là nhà văn mà còn là nhà báo, nhà chính luận, học giả tài hoa".
Tin Kim Dung đến Bắc Đại nhận hàm làm khuấy động bầu không khí ở Bắc Đại. Ngoài vườn trường, ở thư đình đâu đâu cũng thấy tiểu thuyết Kim Dung. Hôm cử hành nghi thức, sinh viên không có giấy mời đã tụ tập bên ngoài rất đông, chờ đợi để được nhìn thấy Kim Dung. Trong hội trường càng sôi động hơn. Các nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng như Viên Hành Bái, Nghiêm Gia Viêm... đều tham dự. Giao sư Nghiêm Gia Viêm, qua một bản báo cáo rất dài, ca ngợi "Kim Dung đã đưa tiểu thuyết võ hiệp lên ngang hàng với văn học cung đình. Thông qua thế giới của các nhân vật võ lâm, ông đã vẽ lên bức tranh muôn màu muôn vẻ của lịch sử, của đời sống bằng tri thức lịch sử uyên thâm cùng với một văn phong làm người đọc say mê. Kim Dung đã mượn võ thuật để thể hiện tinh than nội tại cua văn hoá dẩn tộc. Lại mượn văn hoá truyền thống để giải thích quan điểm về võ học của mình: "Võ công giúp con người tu tâm dưỡng tính, để thể hiện triết lý, nhân sinh...". Đánh giá của giáo sư Nghiêm Gia Viêm cho thấy giới văn học chính thống của cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã nghiên cứu rất kỹ các tác phẩm của Kim Dung.
Đại học Bắc Kinh yêu mến Kim Dung và Kim Dung cũng ngưỡng mộ nơi đây. Trong phần diễn thuyết, ông kể: "Đại học Bắc Kinh là nơi tôi ngưỡng mộ đã lâu. Thời kháng chiến, khi thi vào đại học, nguyện vọng của tôi là trường đại học Tây Nam liên đại (luc đó gồm ba trường Bắc Đại, Thanh HÕa, Nam Khai hợp thành). Nhưng thi đậu rồi lại không có tiền để học. Giờ đây, trở thành một nhà vắn, tôi cảm thấy vô cùng sung sướng, vâng, tôi đã trở về". Trái với sự mong đợi của mọi người, Kim Dung không bàn về võ hiệp, ông nói: "Hôm nay xin được miễn bàn về võ hiệp. Nói về võ hiệp không trang nghiêm nên sẽ lạm ban đến lịch sử". Theo Kim Dung, dân tộc Trung Hoa trải qua bao nhiêu biến đổi, thăng trầm vẫn không diệt vong mà ngày càng lớn mạnh bởi nền văn hoá Trung Hoa mang tính bao dung vắ khai phóng, với những dẫn chứng uyên bác và lối khoi hài tinh tế, Kim Dung đã nhận được sự tán thưởng nhiệt tình của mọi người. Kim Dung còn chinh phục được cảm tình của người Bắc Đại bằng hai câu đối:
Thảo Đường phú thi Bắc Đại giảng học
Thật khiêm tốn! ông đã cho việc mình được thuyết giảng học thuật tại Bắc Đại là điều vinh dự hạnh phuc như được làm thơ nơi Thảo Đường của đại thi hào Đỗ Phủ.
Nhiều cuộc toạ đàm giữa giáo sư và sinh viên của trường đại học Bắc Kinh và Kim Dung được tổ chức VỚI mục đích khám phá "bí mật" sáng tác của Kim Dung. Hy vọng rằng những người yêu thích Kim Dung sẽ hài lòng phần nào.
- Tiểu thuyết của ông đã đem lại cho văn học Trung Quốc của chúng ta một vấn đề nan giải đó là không biết nên xếp nó vào loại nào? Là tiểu thuyết thông tục u? Dường như chưa chính xác bởi ông đã kết hợp vần học cũ và mới, nhã và tục với nhau. Nếu như dùng văn học hiện huu để bình luận, khái niệm thì e rằng đã vô tình hạ thấp giá trị tác phẩm của ông chăng ?
- Sở dĩ tiểu thuyết của tôi được hoan nghênh là do ngoài tình tiết ly kỳ còn có một nguyên nhân quan trọng khác: tôi luôn luôn sử dụng thủ pháp sáng tác truyền thống của dân tộc. Trên thực tế, văn học mới không phải là truyền thống của văn hoá Trung Quốc. Một số người cho rằng đó là loại văn chương sâu sắc, khó mà tiếp nhận, không phải là những thứ mà Trung Quốc đã có. văn học mới, văn thể mới dành cho thành phần trí thức đọc chứ khỗng phải để cho mọi người xem. Người ta xem tiểu thuyết đâu chỉ để đọc truyện mà còn thích xem văn thể Trung Quốc. Cho nên tôi mong rằng các tác giả sáng tác bằng văn thể Trung Quốc không nên dùng văn tự Âu hòa.
- Khi viết tiểu thuyết, ông đặt mình ở vị ừínào?
- Trước khi viết, bao giờ tôi cũng xác định mình là người ngoài cuộc, người quan sát, nhưng lại bị cuốn hút vào đó. Tôi là người đa cảm, viết đến chuyện buồn bã lại khống cầm được nước mắt.
- Tiểu thuyết của ông liên quan đến rất nhiều nội dung như lịch sử, Phật học, Đạo giáo, tửu đạo, vi kỳ, hoa... Nhiều độc giả cho rằng hình như ông đã từng thực hành qua. có phải ông rất tinh thông các lĩnh vực đó?
- Quả thực có một số thứ tôi đã làm qua. Tôi biết vi kỳ, tuy tính toán không bằng chuyên gia nhưng cũng hạ được nhiều người.
Thư pháp biết một chút ít, song viết cũng không đẹp lắm; cổ cẩm thì không biét đánh và chỉ là người thích âm nhạc; hoạ cung thích xem và hiểu, nhưng không biết vẽ. Như thế không thể nói là tinh thông tất cả được.
- Trong tiểu thuyết của ông thường đề cập đến Phật học, vậy có thể khẳng định ông có nghiên cứu?
- Hứng thú của tôi rất nhiều, chủ yếu là những gì thuộc về văn hoá, lịch sử Trung Quốc. Đối với Phật học, tôi tương đối thích Phạt giáo tiểu thừa, nhưng chỉ là tư tưởng nguyên thuỷ cua Thích ca mâu ni.
- Ông sẽ tái xuất giang hồ chứ?
- Tuổi tôi bây giờ cũng đã cao, tôi muốn được tiêu dao. Giá như tiếp tục viết, sợ
chưa có nhân vật và tình tiết trùng lặp, nếu viết nữa sợ không giữ được chuẩn mực ấy. Tôi không muốn để độc giả thât vọng.
Bản dịch: Phạm Hoàng Oanh Theo Nhắn Dân nhật báo Trích từ Kim Dung giữa đời tôi/quyển Thượng - Vũ Đức Sao Biển

0 nhận xét: