Như đã biết, kể từ khi Kim Dung sáng tác và đăng trên Minh Báo bên Hong Kong trong những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, sau đó ô...

Kim Dung đã chỉnh sửa, thay đổi những gì trong Thiên Long Bát Bộ sau năm 2000?


Như đã biết, kể từ khi Kim Dung sáng tác và đăng trên Minh Báo bên Hong Kong trong những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, sau đó ông đã "chỉnh sửa lớn" lần đầu các tác phẩm của mình trong thập niên 70 và đóng thành sách. Cũng từ 1970 đến đầu 2000, ông lại tiếp tục sửa và sửa, có tác phẩm như Thiên Long Bát Bộ này, ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Tuy nhiên những lần đó chỉ là sửa lỗi nhỏ, lỗi lặt vặt, về tổng thể nội dung ko khác bao nhiêu so với lần "đại tu" đầu tiên 1970. Lại nữa, từ khoảng năm 2006, Kim Dung đã có những thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung nội dung những tác phẩm kiếm hiệp của ông, chủ yếu là có thể ông bị ảnh hưởng từ các lần biên kịch lại của phim ảnh..v.v

Mộc Uyển Thanh có tương lai tươi sáng hơn khi Kim Dung cho Đoàn Dự cưới cô gái xinh đẹp này trong lần sửa đổi.

Dưới đây là những thay đổi của Kim Dung trong tác phẩm Thiên Long bát bộ. Các fan xem như là thông tin tham khảo thôi nhé! Việt Kiếm Hiệp blog cũng sẽ lần lượt giới thiệu những thay đổi của Kim Dung trong những tác phẩm khác!

1. Diệp Nhị Nương không giết những đứa trẻ. Sau khi chơi đùa với chúng xong, bà ta bỏ chúng vào nhà những người lạ để cha mẹ chúng không biết được chúng còn sống hay đã chết.

2. Phái Thanh Thành và Qin Family Bandits (Tần Gia Trại) sẽ trở thành tay chân của nhà Mộ Dung. Bao Bất Ðồng cho họ 1 cơ hội: Nếu đi theo và tuân theo lệnh của nhà Mộ Dung sẽ được giúp đỡ trong việc tìm kẻ thù giết cha và đồng môn. Vương Ngữ Yên (tức Vương Ngọc Yến trong bản cũ) nói thêm là cô sẽ dạy cho họ những môn võ công đã thất truyền của môn phái họ. Tất nhiên là phái Thanh Thành và Qin Family Bandits đồng ý.

3. Trưởng lão Cái Bang người đóng giả Uông Kiếm Thông để lừa người Khiết Ðan được Tiêu Phong cứu. Tiêu Phong cũng lập kế hoạch ám sát thống lĩnh của người Khiết Ðan. Trần trưởng lão là người mang trọng trách này.

4. Trên đường đến gặp Chí Quang, Tiêu Phong và A Châu gặp 5 lão nhân. Những người này muốn kiểm tra chưởng pháp của Tiêu Phong, đặc biệt là Hàng Long Nhị Thập Bát chưởng. 5 người này là Huyền Từ và 4 người chữ Huyền khác. Huyền Từ phương trượng đã khám nghiệm thi thể của Huyền Khổ và nghĩ rằng ông bị giết bởi 1 loại chưởng pháp cương mãnh. Nhưng Huyền Từ có sự ngờ vực, ông ta tin rằng Tiêu Phong không phải là kẻ tàn nhẫn vô lương tâm. Nên ông ta cùng 4 huynh đệ cải trang để điều tra ai là hung thủ giết Ðàm ông, Ðàm bà, Triệu Tiền Tôn, Hứa trưởng lão và nhà họ Trần.

Khi Huyền Từ phương trượng thử Tiêu Phong, ông ta dùng 1 chiêu Ban Nhược chưởng. Nhưng khi 2 bên sắp đối chưởng, Huyền Từ thu lại nội lực. Tiêu Phong cảm thấy khó hiểu, liệu đây là 1 trò lừa để anh cũng thu chiêu rồi phút cuối lão tung ra đòn sát thủ? Nhưng nếu Tiêu Phong không thu chiêu thì lão già sẽ chết. Tiêu Phong đánh liều thu chiêu, anh nghĩ rằng lão già sẽ không chơi xấu, bởi nếu họ có ý xấu, họ đã đồng thời hợp lực để giết anh. Tiêu Phong nhận ra rằng nếu 5 ông già này cùng đánh 1 lúc thì mình sẽ chết nên anh thu chiêu.

Lúc đó thì Huyền Từ nhận ra rằng Tiêu Phong vô tội nhưng ông ta không nói ra suy nghĩ của mình ngay lúc đó. Bởi ông ta biết có 1 kẻ sát nhân đứng đằng sau và Ðại hội anh hùng tại Thiếu Lâm là dịp tốt để rửa sạch oan ức cho Tiêu Phong. Ông ta và 4 huynh đệ bỏ đi.

5. Chí Quang tiết lộ cho Tiêu Phong cha của anh là ai: Tiêu Viễn Sơn là thủ lĩnh đội cận vệ hoàng gia của người Khiết Ðan. Ông cũng là người trong dòng tộc của hoàng hậu nước Liêu. Dù họ Tiêu không có chức vụ gì to lớn trong triều nhưng bởi võ công siêu quần mà cả hoàng đế và hoàng hậu nước Liêu đều nể trọng ông. Tiếng nói của ông rất có trọng lượng vì có mối quan hệ tốt với hoàng đế và hoàng hậu. Ông ta cũng là người đề xướng hòa hảo giữa Tống và Liêu. Ðó là lí do Mộ Dung Bác muốn ông phải chết. Lúc giao đấu, Tiêu Viễn Sơn cũng nói một chút tiếng Hán nhưng giọng Khiết Ðan quá nặng nên bọn cao thủ Trung Nguyên chả hiểu gì.

Thậm chí Huyền Từ, Uông Kiếm Thông và Chí Quang cũng biết danh ông từ trước và rất nể trọng ông - 1 người theo đuổi hòa bình. Họ rất lo lắng vì đã vô tình giết ông và sợ sự trả thù của nước Liêu. May mắn là điều đó đã không xảy ra.

6. Giống trong bản trước, Mã phu nhân và Ðoàn Chính Thuần tán tỉnh nhau và nói những lời ong bướm. Nhưng giờ thì Tiêu Viễn Sơn không xuất hiện ở đó. Thay vì thế, Tiêu Phong làm những gì cha anh đã làm trong bản cũ, những tình nhân của Ðoàn Chính Thuần bị điểm huyệt (giống bản cũ), nhưng giờ xuất hiện thêm các trưởng lão và trưởng phân đà của Cái Bang, Tiêu Phong điểm huyệt họ. Họ nghe sự thú nhận của Bạch Chí Kính và Tiêu Phong giải huyệt cho họ, Mã phu nhân và Bạch thú nhận mối quan hệ của họ, thêm vào đó ả còn tiết lộ ả cũng có quan hệ với Hứa trưởng lão. Lúc đó mọi người mới hiểu sao Hứa trưởng lão lại ủng hộ ả và chống đối Tiêu Phong.

Mã phu nhân muốn Bạch Chí Kính nổi loạn chống lại Tiêu Phong, lão từ chối (giống bản 2). Ả liền đi tìm Toàn Quan Thanh, ngủ với hắn 3 đêm, hắn liền làm theo mọi ý muốn của ả. Nhưng ả nhận thấy 1 mình Toàn Quan Thanh thì không nên trò trống gì nên lại quyến rũ Hứa trưởng lão, người trước đây đã từng gạ gẫm tán tỉnh ả. Khi Hứa - Bạch 2 người biết là họ cùng chung 1 bồ liền động thủ với nhau. Bạch đánh trước nên giết chết Hứa = 1 cái thạch trượng. Người trong Cái Bang thì lại tưởng là Tiêu Phong giết.

Nhưng khi Mã phu nhân thú nhận toàn bộ sự thực, các mối quan hệ với Bạch Thế Kính và Hứa Trưởng Lão, các trưởng lão quyết định tốt nhất là giữ bí mật chuyện này, để Tiêu Phong là con dê tế thần.

Nếu những chuyện này lộ ra ngoài thì thanh danh Cái Bang sẽ bị hủy hoại.

Tiêu Viễn Sơn chịu trách nhiệm trong việc giết Ðàm bà, Triệu Tiền Tôn và nhà họ Trần.

Bạch Chí Kính bị Truyền công trưởng lão xử tử, Tiêu Phong giận dữ và nhanh chóng cứu Mã phu nhân đi. Anh còn cần phải biết Ðại ca thủ lĩnh là ai.

Mã phu nhân vẫn có số phận như trong bản trước. Nhưng không phải Trần trưởng lão ăn cắp quạt của Tiêu Phong mà là Toàn Quan Thanh.

7. A Tử chạy trốn sư phụ của cô Ðinh Xuân Thu vì 2 lý do:

- Lý do quan trọng nhất là cô sợ sư phụ. A Tử càng lớn càng xinh đẹp. Ðinh Xuân Thu lúc nào cũng hau háu nhìn cô, hơn nữa, lão có vài lần vuốt ve mặt cô và có cử chỉ sàm sỡ. Cô hiểu rằng mình phải bỏ đi thật nhanh, cô ăn cắp theo Thần Mộc Vương Ðỉnh.

- Lý do thứ 2 giống bản cũ.

8. Vô Nhai Tử lúc đầu yêu Thiên Sơn Ðồng Lão, tuy nhiên ông ta nhận ra rằng Ðồng Lão không thể trở lại tình trạng bình thường (đang luyện công thì bị Lý Thu Thủy kích động). Ông ta cắt đứt với Ðồng Lão và chuyển sang yêu Lý Thu Thủy. Ðồng Lão rất tức giận và căm thù Lý Thu Thủy. Tiếp đó Vô Nhai Tử lại yêu bức tượng ngọc bích (chị của Lý Thu Thủy), Lý Thu Thủy bắt đầu gian díu với Ðinh Xuân Thu, nhưng bà ta không yêu họ Ðinh. Khi Vô Nhai Tử phát hiện ra chuyện này, Lý và Ðinh đánh lén Vô Nhai Tử, đẩy ông ngã xuống vực. Lý Thu Thủy, Ðinh Xuân Thu và con gái bà ta - Vương phu nhân sau này (cha là Vô Nhai Tử) đem các bí kíp võ công bỏ đi. Sau đó Lý Thu Thủy chán Ðinh Xuân Thu, bà ta để lại bộ Tiểu Vô Tướng Công - môn võ có thể sử dụng để biểu diễn tất cả các võ công khác trong thiên hạ - cho lão rồi đi sang Tây Hạ. Bà ta cũng bảo con gái gọi họ Ðinh là cha.

Sau này, con gái Lý Thu Thủy cưới con nhà họ Vương. Nhà họ Vương là thông gia với nhà Mộ Dung. Nhà Mộ Dung biết Ðinh Xuân Thu có liên quan ít nhiều đến bên thông gia và biết 1 chút về mối gian tình giữa họ Ðinh và sư mẫu của lão (Lý Thu Thủy). Hậu quả là nhà Mộ Dung khá coi thường Vương phu nhân và mẹ của bà, và chả muốn làm gì với Ðinh Xuân Thu. Tuy thế Mộ Dung Bác vì mưu đồ chính trị vẫn đối xử với họ tử tế để vào đọc các bí kíp võ công trong thư viện nhà họ Vương.

9. Mộ Dung Bác sau thảm biến Nhạn Môn Quan không có mặt ở nhà. Huyền Từ thường cử người đi tìm kiếm lão nhưng vô vọng. Lão trao đổi 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm cho Cưu Ma Trí để lấy bí quyết Hỏa diệm đao. Cưu Ma Trí cảm ơn lão và nói sẽ lấy kiếm phổ Lục Mạch Thần Kiếm họ Ðoàn về cho lão. Mộ Dung Bác nói nếu có Lục Mạch Thần Kiếm, lão sẽ tặng thêm Cưu Ma Trí 50 môn võ công của các môn phái khác, lão luyện tập rất siêng năng Hỏa diệm đao và Tam hợp chỉ của Thiếu Lâm.

10. Cưu Ma Trí vô tình đột nhập Vương gia trang khi lão đang cố bắt lại Ðoàn Dự. Ðoàn Dự thoát đi cùng A Châu và A Bích. Cưu Ma Trí nghe lỏm được Ðinh Xuân Thu và Vương phu nhân nói chuyện, dường như Ðinh Xuân Thu để bộ Tiểu Vô Tướng Công ở nhà họ Vương, bởi lão không tin tưởng bọn đệ tử phái Tinh Tú của mình. Ðinh Xuân Thu không luyện được môn Tiểu Vô Tướng Công, lão trở về phái Tinh Tú, mang theo 1 quyển và để lại 7 quyển. Cưu Ma Trí ăn cắp 7 quyển và trong vòng 3 năm (từ lúc ăn cắp đến lúc đoạn cuối ở chủa Thiếu Lâm) lão đã luyện thành Tiểu Vô Tướng Công.

Tuy nhiên, do miễn cưỡng luyện thành, thiếu 1 quyển nên khi đấu với Hư Trúc, Tiểu Vô Tướng Công của lão khá vô dụng, và sau này, lão bị tẩu hỏa nhập ma cũng vì luyện thiếu 1 quyển.

11. Môn võ công của Ðồng Lão được đổi tên.

Trong các bản cũ tên của môn võ công này có dính đến Phật giáo, nhưng thực tế nó chả liên quan gì đến Phật cả. Do đó giờ đây nó được đổi tên. Môn võ công này cũng có tác dụng duy trì vẻ ngoài và tuổi trẻ của người luyện nó. Trước đây Ðồng Lão và Vô Nhai Tử yêu nhau, bà ta dạy ông ta vài phép trụ nhan. Sau này Vô Nhai Tử cưới Lý Thu Thủy, ông ta lại dạy lại cho bà họ Lý. Ðinh Xuân Thu cũng biết một chút, đủ để giữ dáng vẻ bề ngoài trẻ hơn so với tuổi, nhưng lão vẫn muốn biết hết.

Tên của môn võ công là Thiên Sơn Ðịnh Cửu Trường Xuân Bất Lão Công - cái tên không có sức thuyết phục, nhưng thể hiện tác dụng của môn võ công.

Ðinh Xuân Thu dùng nhiều dược liệu để trụ nhan nhưng trong vài năm gần đây không thấy hiệu quả nhiều nữa.

12. Du Thản Chi không luyện Dịch Cân kinh mà luyện được Yoga tức Du Già thuật.

A Châu lấy trộm được 1 bản sao tiếng Phạn của Dịch Cân kinh.

Câu chuyện phía sau là: trước đây 1 nhà sư Ấn Ðộ đến Trung Nguyên, ông ta đem theo vài quyển kinh và vài quyển sách trắng để chép kinh. Chính ông ta cũng không biết 1 trong những quyển sách trắng đó ẩn chứa thuật Yoga thượng thừa, được các hành giả Yoga viết vào bằng thứ mực vô hình. Nhà sư Ấn Ðộ chép lại Dịch Cân kinh bằng tiếng Phạn vào quyển sách trắng. Khi Du Thản Chi bị vứt xuống suối, những dòng chữ tiếng Phạn về Dịch Cân kinh mất hết, lộ ra các bí quyết Yoga. Tuy nhiên tuyệt kỹ Dịch Cân kinh không mất đi, ở chùa Thiếu Lâm vẫn còn bản tiếng Hán, và các nhà sư không mấy bận tâm về việc mất đi bản tiếng Phạn.

13. Ðoạn 2 nhà sư Ấn Ðộ bị bỏ đi. Thay vào đó là phương trượng Shen Shan (?????) của chùa Thanh Lương yêu cầu giải thích về việc Thiếu Lâm không làm gì đối với Tiêu Phong. Hứa trưởng lão là 1 sư huynh của Shen Shan.

14. Huyền Từ bảo Tiêu Phong vào chùa Thiếu Lâm, và nói rằng ông ta và 4 nhà sư chữ Huyền chính là 5 người bịt mặt trước đây. Huyền Từ thú nhận với Tiêu Phong ông ta là Ðại ca thủ lĩnh, ông ta nói nếu anh muốn trả thù cho song thân thì ông ta sẽ không đánh trả và 4 nhà sư kia không được phép trả thù. Tiêu Phong nói rằng anh cần thời gian để tìm ra ai là hung thủ thực sự đứng đằng sau thảm biến Nhạn Môn quan. Huyền Từ gật đầu, nói Tiêu Phong có thể giết ông bất cứ lúc nào để trả thù nếu muốn. Ông ta cũng bảo Tiêu Phong rời sang cổng sau chùa, ông ta và sư huynh đệ sẽ ngăn cản và giải thích cho quần hùng. Nhưng Tiêu Phong từ chối.

15. Công chúa Tây Hạ là cháu ngoại của Lý Thu Thủy.

16. Ðoàn Dự nhận ra rằng anh chưa bao giờ thật sự yêu Vương Ngữ Yên, anh chỉ yêu bức tượng ngọc bích. Anh đem tình yêu của mình với bức tượng đặt lên Vương Ngữ Yên. Khác với Vô Nhai Tử, kẻ mê muội đến phút chót, Ðoàn Dự có thể phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đúng lúc. Anh coi Ngữ Yên như 1 cô em gái, và để cô ra đi, cũng là xóa bỏ hình ảnh bức tượng ngọc bích, giải thoát Ðoàn Dự khỏi nỗi ám ảnh của anh.

17. Sau khi Tiêu Phong được cứu, Cái Bang muốn anh trở lại làm bang chủ nhưng Tiêu Phong từ chối, anh có cách riêng của mình. Anh bắt Hư Trúc học Ðả Cẩu bổng và Hàng Long 18 chưởng, khi nào Cái Bang tìm được 1 bang chủ thích hợp thì người đó có thể học 2 tuyệt kỹ này từ Hư Trúc.

Tiêu Phong nói thêm rằng 10 chiêu cuối của Hàng Long 28 chưởng là thừa, chúng chỉ là lặp lại, biến đổi 1 chút của 18 chiêu kia. Nếu người luyện tập hiểu rõ bản chất của Hàng Long chưởng, 10 chiêu cuối là không cần thiết. Anh và Hư Trúc chọn lọc những tinh túy của 10 chiêu cuối và hợp nhất vào 18 chiêu trước.

Nhiều năm sau, 1 gã ăn mày không rõ tên tuổi nổi lên trong hàng ngũ Cái Bang đã được các trưởng lão cử đi tìm Hư Trúc. Hư Trúc sau khi kiểm tra, nghĩ rằng hắn xứng đáng, đã truyền lại Ðả Cẩu bổng và Hàng Long 18 chưởng cho gã.

18. Tiêu Phong trong bản này học được Hàng Ma chưởng, 1 môn nhu chưởng trong 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm do Huyền Khổ dạy.

19. Mộ Dung Bác coi thường Huyền Bi và môn Vi Ðà chử. Khi oánh nhau, vì coi thường đối thủ nên lão hơi bị áp đảo, lão ngay lập tức dùng Ðẩu Chuyển Tinh Di phản đỏn, Huyền Bi tèo.

20. Khi đến Tây Hạ cầu hôn, Ðoàn Dự gặp cô nữ tỳ của công chúa Tây Hạ. Ðến khi Tiêu Phong tự vẫn ở Nhạn Môn quan, Ðoàn Dự lại gặp lại công chúa Tây Hạ và cô nữ tỳ. Công chúa Tây Hạ thấy Ðoàn Dự buồn phiền nên tặng cô nữ tỳ để làm bạn đồng hành chăm sóc cho Ðoàn Dự.

21. Ðoạn cuối có nói Ðoàn Dự chỉ tiết lộ cho số ít người thân cận cha của anh thực sự là ai. Sau đó Ðoàn Dự kết hôn cùng Mộc Uyển Thanh, Chung Linh và cô nữ tỳ. Mộc Uyển Thanh là hoàng hậu, Chung Linh là Consort Xian (Hiền Phi), cô nữ tỳ là Consort Shu (Thuật Phi). 1 trong 3 người bọn họ - nhưng không rõ là ai - là mẹ của Ðoàn Zheng Xing (Ðoàn Chính Tính). Ðoàn Zheng Xing là cha của Ðoàn Trí Hưng - Nam đế - Nhất Ðăng đại sư.

22. Vương Ngữ Yên sau khi bị Ðoàn Dự vô tình hút cạn chân lực, cô cảm thấy mình già đi khá nhanh chóng. Khi biết phái Tiêu Dao có phép trụ nhan, cô cảm thấy rất thích thú và muốn học nó, tuy nhiên những người biết môn này như Vô Nhai Tử, Ðồng Lão và Lý Thu Thủy đều đã chết nên cô không học được.

Cô trở về cùng A Bích chăm sóc Mộ Dung Phục - kẻ lúc này đã trở thành điên khùng.

23. 4 cô (Mai, Lan, Trúc, Cúc) Kiếm cũng được tặng làm nữ tỳ cho Ðoàn Dự, về sau 4 cô này lấy con trai của 3 đại thần nước Ðại Lý.


24. Tiêu Phong chỉ có thể 1 mình đánh ngang 3 nhà sư chữ Huyền.

0 nhận xét: