Như đã biết, kể từ khi Kim Dung sáng tác và đăng trên Minh Báo bên Hong Kong trong những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, sau đó ô...
Kim Dung đã chỉnh sửa, thay đổi những gì trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký sau năm 2000?
Như đã biết, kể từ khi Kim Dung sáng tác và đăng trên Minh Báo bên Hong Kong trong những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, sau đó ông đã "chỉnh sửa lớn" lần đầu các tác phẩm của mình trong thập niên 70 và đóng thành sách. Cũng từ 1970 đến đầu 2000, ông lại tiếp tục sửa và sửa, có tác phẩm như Ỷ Thiên Đồ Long Ký này, ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Tuy nhiên những lần đó chỉ là sửa lỗi nhỏ, lỗi lặt vặt, về tổng thể nội dung ko khác bao nhiêu so với lần "đại tu" đầu tiên 1970. Lại nữa, từ khoảng năm 2006, Kim Dung đã có những thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung nội dung những tác phẩm kiếm hiệp của ông, chủ yếu là có thể ông bị ảnh hưởng từ các lần biên kịch lại của phim ảnh..v.v
1. Tại Thiếu Lâm Tự, Vô Tướng thay mặt cho Trương Quân Bảo nói rằng ông ta chịu trách nhiệm về việc tặng đôi Thiết La Hán cho Quách Tường. Ông ta nói thêm rằng nếu muốn buộc tội ai đó thì nên buộc tội chính ông chứ không phải là Trương Quân Bảo. Tuy nhiên lão hòa thượng của Tâm Thiền Ðường vẫn khăng khăng cho rằng Trương Quân Bảo học lén võ công và phải bị trừng phạt. Thiên Minh phương trượng đề nghị Vô Tướng, Trương Quân Bảo và Giác Viễn đi vào Ðạt Ma Ðường để họ thảo luận cách xử phạt 3 người. Giác Viễn sợ điều tồi tệ nhất xảy ra nên mang Trương Quân Bảo và Quách Tường chạy trốn.
2. Hân Tố Tố và những thành viên cao cấp của Thiên Ưng Giáo biết Tạ Tốn là 1 pháp vương của Minh giáo.
3. Con trai của Tạ Tốn bị Thành Côn (bản cũ Thành Khôn - tức Viên Chân) hại chết khi 3 tuổi. Trong bản cũ là khi 1 tuổi, dẫn đến không liên tục về thời gian.
4. Cuộc đấu dự định giữa Võ Ðang và Thiếu Lâm thay đổi 1 chút. Ban đầu là 6 vs 6. Võ Ðang định sử dụng trận pháp nổi danh của họ. Tuy nhiên, Du Liên Châu vẫn còn yếu vì trước đó đối chưởng với Hạc Bút Ông và Trương Thúy Sơn lúc đó vẫn còn quẫn trí. Nguyên nhân là do Viên Nghiệp đang mắng Thúy Sơn về việc giết cả nhà Ðồ Ðại Cẩm, làm mù 1 mắt của lão, mắt trái của Viên Âm và Viên Tâm. Viên Nghiệp cố kiềm sự giận dữ trong khi sư phụ lão là Không Trí cùng sư thúc lão là phương trượng Không Văn và Không Tính đang nói chuyện. Nhưng khi cuộc đấu sắp diễn ra, lão không thể kiềm chế được nữa, phải mắng mỏ Thúy Sơn cho hả giận. Lão mắng Thúy Sơn là kẻ làm ô nhục phái Võ Ðang và Trương Tam Phong. Lão nói một nam tử hán đại trượng phu ít nhất phải thừa nhận những tội lỗi đã gây ra.
Trương Thúy Sơn cảm thấy mình thật sự là nỗi nhục của phái Võ Ðang. Y không thể nói cho mọi người biết thủ phạm thực sự là vợ mình, nhưng nếu im lặng thì sẽ tổn hại tới thanh danh của Võ Ðang. Do đó, Du Liên Châu sợ rằng họ sẽ thua trong cuộc đấu này, bởi làm sao 4 người còn lại vừa giao đấu vừa trông chừng ông ta và Thúy Sơn được, như thế sẽ làm trận pháp suy yếu.
Hân Tố Tố thấy sự đau khổ của chồng, cô đến gần Không Văn Không Trí Không Tính, thú nhận tất cả và mắng 3 nhà sư là những kẻ đần độn. Tiếp đó, cô gọi Thúy Sơn vào trong, đến bên Dư Ðại Nham, thú thật hết những gì mình làm 10 năm trước và bảo ông ta trừng phạt cô. (Ðoạn sau thì như trong bản cũ). Ðoạn sửa đổi trên cho thấy Hân Tố Tố yêu chồng mình như thế nào, và cô từ một ma nữ đã trở thành một người dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm.
5. Nguồn gốc của Cửu Dương Thần Công:
Trong bản mới, Trương Vô Kỵ biết về nguồn gốc của Cửu Dương ở cuối quyển kinh Lăng Già tiếng Phạn: Vương Trùng Dương sau khi đoạt được Cửu Âm, một hôm ông đi chơi đến Tung Sơn và đấu rượu với 1 người ở đó. Trùng Dương thua và phải để người kia đọc cả bộ Cửu Âm. Ông này thời trẻ là 1 nhà nho rất thông minh và thành đạt. Sau đó ông ta trở thành 1 đạo sĩ và biết rất nhiều nguyên lý, lý thuyết của Ðạo Giáo. Nhưng khi ông ta già, ông ta lại theo Phật Giáo. Khi đọc xong Cửu Âm, nhà sư, với kiến thức siêu phàm, nhận thấy Cửu Âm chỉ dựa trên nguyên lý Thái Âm thay vì kết hợp hài hòa giữa Âm và Dương. Ông ta thấy phải có 1 cách khác, và sáng tạo ra Cửu Dương, sau đó viết ở cuối quyển kinh tiếng Phạn. Quyển kinh này bằng cách nào đó xuất hiện trong chùa Thiếu Lâm, có lẽ nhà sư là 1 người thuộc Thiếu Lâm.
6. Khi Trương Vô Kỵ thấy Ân Thiên Chính và Tống Viễn Kiều giao đấu, hắn khóc vì nhận ra chiêu thức 2 người sử dụng, những chiêu thức đó gợi cho Vô Kỵ nhớ đến những lần cha mẹ hắn luyện võ công cùng nhau cũng sử dụng những chiêu như vậy.
7. Minh Giáo có 3 điều luật chính và 5 điều luật phụ. Có 12 thánh hỏa lệnh, 6 tấm đầu khắc võ công, 6 tấm sau thì khắc 8 điều luật.
* 3 điều luật chính:
- Giáo đồ Minh Giáo bị cấm trở thành hoàng đế, quan lại, tướng lĩnh, etc. Họ nổi dậy bởi họ muốn cứu giúp mọi người khỏi nỗi đau khổ. Tuy nhiên, vẫn cho phép sử dụng những cái tên như Vương,... (4 đại pháp vương chẳng hạn) để khi nổi dậy thu hút được nhiều sự trợ giúp.
- Giáo đồ Minh Giáo không được phép áp bức người khá và nên bằng mọi cách có thể làm dịu nỗi đau của người đời.
- Giáo đồ Minh Giáo không được đánh lẫn nhau.
* 5 điều luật phụ:
- Giáo đồ Minh Giáo phải là những nam nhân nữ nhân giữ lời hứa.
- Giáo đồ Minh Giáo phải đối xử với nhau như anh em.
- Tôn trọng người già, huynh đệ, tỷ muội, cha mẹ và hảo hữu.
- Tôn trọng phụ nữ.
- Bảo vệ Minh Giáo bằng cả cuộc đời, tuân lệnh cấp trên của mình.
Tiểu Chiêu
8. Ðồ Long đao được làm từ thanh Huyền Thiết Trọng Kiếm của Dương Quá (giống như trong bản trước, anh ta tặng thanh kiếm này cho Quách Tường - không rõ tặng lúc nào). Ỷ Thiên kiếm được làm từ Thục Nữ kiếm và Quân Tử kiếm. Có 2 khe hở nhỏ ở kiếm và đao, cách chuôi vài cm. Sử dụng cả 2 vũ khí để mở khe hở, chỉ 2 vũ khí này đủ mạnh để phá vỡ nhau. Trong 2 bình khí là 1 bản đồ bằng kim loại chỉ chỗ giấu của các quyển sách trên đảo Ðào Hoa.
9. Các bí kíp: Binh pháp của Nhạc Phi và Cửu Âm Chân Kinh, kèm theo là nhiều võ công của Ðào Hoa đảo và Hồng Thất Công. Không có Hàng Long 18 chưởng như trong bản cũ nữa.
Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và các môn võ công Mai Siêu Phong đã từng sử dụng đã được Hoàng Dược Sư biến đổi 1 chút, chúng vẫn là những võ công tà môn nhưng không còn ghê tởm như hồi trước. Hoàng Dược Sư buồn phiền vì cái chết của Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong nên ông ta đã sửa đổi những tuyệt kỹ này.
Khi Tương Dương thất thủ, Quách Tường đang ở Tứ Xuyên và khi nàng về nhà thì đã muộn. Quách Tĩnh và Hoàng Dung không đưa kiếm và đao cho Quách Phù, họ biết cô con gái này của họ quá bất cẩn và ngốc nghếch (đoạn này là do Diệt Tuyệt Sư Thái kể cho Chu Chỉ Nhược).
10. Nhà họ Dương chắc là phải biết về bí mật của kiếm và đao, do đó cô áo vàng họ Dương có thể suy luận những gì Chu Chỉ Nhược đã làm và lật tẩy những tội ác của cô ta.
11. Ðoạn hội thoại giữa Diệt Tuyệt Sư Thái và Chu Chỉ Nhược bị bỏ đi, chúng ta không đọc được cảnh 2 người nói chuyện trong chùa. Thay vào đó, khi Chỉ Nhược bị lộ tẩy, cô ta hồi tưởng lại và chúng ta có thể biết về đoạn hội thoại.
12. Chỉ Nhược từng định giết cả 4 người trên đảo nhưng cô ta đã không làm vì nhận ra rằng cô ta quá yêu Vô Kỵ.
13. Gia Luật Tề biết cả 18 chiêu Hàng Long chưởng. Trong bản cũ điều này không thực sự rõ ràng. Giờ thì khác. Hơn nữa, dường như Tiêu Phong đã tạo ra 1 sự biến đổi từ Giáng Long Nhị Thập Bát chưởng thành Giáng Long Thập Bát chưởng. Hư Trúc chịu trách nhiệm truyền lại môn võ công này cho Cái Bang sau khi Tiêu Phong chết.
14. Chu Nguyên Chương cố ép Trương Vô Kỵ thoái vị giáo chủ Minh Giáo bằng cách đem quân đến truy vấn Vô Kỵ về Triệu Mẫn (Triệu Minh trong bản cũ). Sự thật là Minh Giáo đã mất kiểm soát đối với các tướng lĩnh quân đội, các tướng lĩnh này vẫn là giáo đồ Minh Giáo nhưng họ ít nhiều đều thu thập vây cánh cho riêng mình và trở nên khá độc lập. Ðiều này Dương Tiêu, Phạm Dao và những người khác cũng nhận thấy và họ hiểu rằng không thể giết Chu Nguyên Chương, bởi làm thế sẽ gây ra sự xa lánh của các tướng lĩnh khác.
15. Ba nhà sư chữ Ðộ không giết Côn Luân Hà Thái Xung, vợ ông ta và 2 cao thủ Côn Luân khác. 3 nhà sư dễ dàng đả thương, đánh bại họ, và Viên Chân nhanh chóng bước đến trước để giết 4 người bọn họ. 3 nhà sư rất tức giận và nói rằng không cần giết.
16. Tống Thanh Thư không bị Trương Tam Phong giết, nhưng hắn ta chết trên núi Võ Ðang vì bị thương quá nặng.
17. Tiểu Chiêu (Tiểu Siêu trong bản cũ) gửi các sứ giả đến gửi lại 6 thánh hỏa lệnh cho Minh Giáo. Trương Vô Kỵ đã lấy được 6 tấm trước đó từ tay những người Ba Tư. Ðáp lại, hắn gửi 1 bản chép Càn Khôn Ðại Na Di cho Tiểu Chiêu. Nhưng thực sự nguyên nhân đằng sau chuyện này là Tiểu Chiêu rất nhớ Vô Kỵ, cô thực sự muốn liên lạc với hắn 1 lần nữa. Lúc Vô Kỵ đang cứu người ở chùa Vạn An, Tiểu Chiêu đang may cho hắn vài bộ quần áo trong quán trọ, . Giờ đây cô đã may xong và gửi chúng kèm theo những tấm thánh lệnh cho Vô Kỵ.
18. Trương Vô Kỵ rất đau lòng khi không thể cứu mạng 1 vị tướng và phải chứng kiến cái chết của Hàn Lâm Nhi, hắn giao lại quyền cho Dương Tiêu, Phạm Dao rồi rời Trung Nguyên sang Mông Cổ cùng Triệu Mẫn. Hắn không muốn phá vỡ điều luật đầu tiên của Minh Giáo.
19. Trong đoạn cuối Vô Kỵ suy nghĩ mãi mà vẫn không biết được cuối cùng trong 4 cô hắn yêu ai nhất. Nhưng hắn biết Triệu Mẫn hy sinh vì hắn nhiều nhất nên hắn quyết định gắn bó cuộc đời với cô.
Trên đường sang Mông Cổ, Chỉ Nhược chặn đường 2 người và yêu cầu Vô Kỵ không cưới Triệu Mẫn. Vô Kỵ đồng ý nhưng hắn nói rằng điều đó không cấm hắn yêu và có con với Triệu Mẫn. Chỉ Nhược bó tay vì không nghĩ đến điều đó từ trước.
20. Có 5 trưởng lão phái Không Ðộng trong tất cả các phiên bản. Người đầu tiên là Guan Neng (?????), thứ 2 là Zong Wei Xia (?????), thứ 3 là Ðường Văn Lượng, 4 là Chang Jing Zhi (?????). Nhưng người thứ 5 thì không có tên. Lỗi này chắc do Kim Dung già nên lẫn.
21. Kim Hoa bà bà nói rằng chồng bà ta bị 1 nhà sư già của Tây Vực làm việc cho người Mông Cổ đầu độc. Trong các bản cũ điều này không được nói đến. "Tou Tuo" (Ðầu Ðà) đến từ Tây Vực làm việc cho người Mông Cổ.
22. Lời bình luận Trương Vô Kỵ nói với Chỉ Nhược về việc Trương Tam Phong nghĩ rằng ông ta không thể bằng được Quách Tĩnh đã bị bỏ đi. Nguyên nhân là trong bản cũ, Chỉ Nhược bắt đầu luyện Cửu Âm trên đảo nhưng nay cô ta đã có các bí kíp rồi. Nên 2 người bọn họ không thể có đoạn nói chuyện đó về võ công và lời bình luận dĩ nhiên bị cắt đi.
23. Khi Trương Vô Kỵ nắm tay Trương Tam Phong trên núi Võ Ðang, ông ta nghĩ đến nội lực của Giác Viễn, Quách Tĩnh, Dương Quá và một số cao thủ trước đây.
24. Chỉ Nhược không vờ tự vẫn khi thấy Vô Kỵ gặp Triệu Minh nữa. Thay vì thế cô ta biến mất trong 1 - 2 tháng (đến đảo Ðào Hoa). Cô ta tìm thấy Cửu Âm Chân Kinh bí kíp và bắt đầu luyện.
25. Lời bình luận rằng Viên Chân - Thành Côn ngang với 3 nhà sư chữ Ðộ bị bỏ đi. Giờ chỉ còn lời bình luận rằng võ công của Thành Côn cao hơn Tạ Tốn. Ðiều này thì hầu như ai chả biết - mắt sáng tất nhiên phải hơn mắt mù.
26. Trương Vô Kỵ sử dụng Cửu Dương chân khí để phá hủy 70% võ công của Huyền Minh nhị lão. 3 người bọn họ giao đấu khi Huyền Minh nhị lão đi theo Chỉ Nhược để cướp Cửu Âm bí kíp. Lộc Trượng Khách định cưỡng bức cô ta để lấy bí kíp. Tất nhiên Vô Kỵ đã cản 2 lão lại. Sau khi bị phế 70% võ công, 2 lão còn kém cả Thần Tiễn Bát Hùng của Triệu Mẫn.
About author: Unknown
Cress arugula peanut tigernut wattle seed kombu parsnip. Lotus root mung bean arugula tigernut horseradish endive yarrow gourd. Radicchio cress avocado garlic quandong collard greens.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét: